KHẢI MINH  --  NHỮNG KỶ NIỆM KHÓ QUÊN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tôi bắt đầu học lớp ấu trĩ viên (mẫu giáo) lúc được 5 tuổi (năm 1971). Trong thời gian học trong môi  trường Khải Minh (cho đến năm 1975), trong đôi mắt tuổi thơ của tôi, trường Khải Minh là một ngôi trường rộng lớn, sạch sẽ.  Thầy Cô giáo chững chạc, lịch sự, và đẹp người.  Các bạn học ai cũng đều dễ thương, mặt mũi sáng sũa,  thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.  Lúc đó tôi vẫn biết có một số Thầy Cô giáo sau khi tốt nghiệp ở trường và ở lại làm Giáo Viên luôn.  Nhưng tác phong và tŕnh độ vẫn được trang bị rất chuyên nghiệp.  Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi ca vũ nhạc, thi đấu bóng rổ, thi toán, luận văn, nhạc....  Đối với tôi, thời thơ ấu trải qua ở trường Khải Minh là thời kỳ hoàng kim của cuộc đời tôi.  Khải Minh như là một thiên đường với những Thầy Cô giáo là những vị Tiên, các học sinh như là những thiên sứ...


Trong Lớp Học:  Thầy Cô, Bạn Cùng Lớp Và Bài Học

Trong khối một gồm có 3 lớp:  A, B, C.  Mỗi lớp có hơn 50 học sinh.  Tôi học lớp 1C.  Lớp trưởng từ lớp 1C là Phan Thúy Ưng:  Một cô bé thông minh, học giỏi và dễ thương nhất lớp với cặp mắt to đen láy và khuôn mặt bầu bỉnh.  Lên lớp 2, tôi học tiếp lớp 2C nhưng lên lớp 3 th́ 3 lớp A, B, C nhập lại chỉ c̣n 2 lớp,  và mỗi lớp có đến hơn 60 học sinh.  Tôi học lớp 3B.  Lúc này tôi đă chơi thân với các bạn Ngụy Chí Phát, Lâm Minh Hoa, Thạch Quốc Trụ, Lâm Di Quư, Soái Diệc Xuyên, anh em Mai Quảng Thành, Mai Quảng Liêm…


Sách giáo khoa của Đài Loan và chương tŕnh giảng dạy của trường khiến tôi rất thích thú.  Từ nhỏ, tôi đă tỏ ra xuất sắc môn tiếng Hoa.  Có thể do tôi có điều kiện khá thuận lợi:  Ở nhà tôi có máy hát đĩa và cả ngày đều phát các bài  hát do các ca sĩ  nổi tiếng hát như:   Huỳnh Thanh Nguyên, Thanh Sơn, Dương Tiểu B́nh, Trương Tiểu Anh, Đặng Lệ Quân...  khiến tôi không học cũng phải thuộc ḷng .  Trong các buổi văn nghệ của lớp Cô Hàn Hồng (Cô chủ nhiệm của lớp tôi) thường gọi tôi lên đứng giữa lớp hát.  Tôi c̣n nhớ tôi hay hát các bài hát mới nhất và thịnh hành nhất thời đó như:  Thiên Ngôn Vạn Ngữ (Mùa Thu Lá Bay), Hải Âu Phi Xứ, Minh Nhật Thiên Nhai (Cánh Chim Bạt Gió), Tam Hữu Thiên Thiên Kết (Biết Tỏ Cùng Ai)... chủ yếu là các tác phẩm nhạc phim của Quỳnh Dao.  Thực tế tôi ở nhà tôi xem lời và hát theo, chứ một chú nhóc như tôi ở vào tuổi đó biết ǵ gọi là t́nh yêu mà hát!


Ngoài môn “phanh âm”, tôi kém cả môn viết.   Tôi cũng viết chữ rất xấu, có thể là do tôi viết bằng tay trái. Thực tế rất ít người viết chữ Hoa mà lại viết tay trái!  Theo tôi nghĩ có thể Cô giáo không phát hiện, chứ nếu không hiện nay tôi phải dùng tay phải viết chữ rồi.  Mỗi một lần đến ngày cuối cùng để được nghĩ Tết, Cô giáo cho chúng tôi bài tập viết về nhà viết cả chục trang giấy và không khí trong lớp rất sôi động, ồn ào cả Cô giáo cũng không văn hồi được trật tự trong lớp...  Về các bài học tôi vẫn c̣n ấn tượng về sự thông minh lanh trí cứu bạn của Tư Mă Quang, về sự kiên tŕ của Ngu Ông khi dời ngọn núi trước nhà, tấm ḷng hết ḷng v́ dân của Vua Đại Vũ khi chống lũ lụt và cả những bài học về các đức tính của các danh nhân Âu Mỹ như Washington, Edison, Watt...  Môn học bàn tính tôi cũng nhớ khá đậm nét:  Khi dạy Thầy Hàn Quốc B́nh mang theo cái bàn tính to bằng cái bàn và treo trên bảng để dạy, và mỗi học tṛ tự mua một cái bàn tính nhỏ bé xíu bằng kích thước một quyển sách, và chúng tôi hay dùng làm giày trượt patin... Thật kỳ lạ:  Những bài học tôi học từ tiểu học tôi lại nhớ rất nhiều, c̣n những bài học tôi học khi tôi khôn lớn lại khiến tôi mau quên.  Tại sao?  Có phải khi tôi không c̣n ở trong môi trường Thiên đường của Khải Minh th́ cái tinh, cái thần, và cái tâm của tôi cũng mất theo?  Và tự sâu đáy ḷng tôi, tôi vẫn nhớ và biết ơn dạy dỗ của các Thầy Cô của Khải Minh, nhất là cô Hàn Hồng.  C̣n những Thầy Cô giáo sau này tôi lại ít ấn tượng hơn.  Theo tôi có thể là do môi trường học khác nhau.

Ở lớp ấu trĩ, tôi ngồi chung bàn với Lâm Thục Anh nhà ở đường Quốc Lộ 1.  Lớp 1, tôi ngồi chung với Quánh Hán Minh, một anh chàng hiền lành.  Lên lớp 2, tôi ngồi chung với Lư Vĩ Cường, một anh chàng có đôi mắt to và hàng mi cong vút, con trai của ông Lư Thắng Hữu.  Lớp 3, th́ tôi ngồi chung với Vân Đại An, con trai của nhà hàng Dân Thiên, anh chàng lúc nào cũng ăn vận gọn gàng, sạch sẽ...   Sau ngày Nha Trang giải phóng, Phan Thúy Ưng không c̣n học ở Khải Minh nữa (điều này khiến tôi buồn và tiên tiếc cái ǵ đó) và tôi được bầu làm lớp trưởng, đây là chức vụ đầu tiên trong đời tôi và tôi giữ chức đó cho đến ngày rời khỏi Khải Minh.  Sau này, khi tôi không c̣n học ở Khải Minh, tôi tham gia nhiều lớp học khác nhau, nhưng tôi luôn luôn từ chối công việc lớp trưởng.  H́nh như đối với tôi chỉ có ở Khải Minh mới thấy công việc lớp trưởng có ư nghĩa...


Trong Sân Trường:  Mồ Hôi, Máu Và Nước Mắt

Đối với nam sinh ở Khải Minh mà không biết chơi bóng rổ th́ không phải là học sinh Khải Minh.  Gần như tất cả nam sinh đều chơi bóng rổ, lứa tuổi nhỏ như tôi ném không nỗi trái banh hiệu Quốc Quang th́ đi mua trái banh tennis chơi.  Năm tôi học lớp 3 th́ lớp tôi bắt đầu được tham gia thi đấu cùng lớp khác.  Tôi nhớ lớp tôi lấy tên là đội Hải Âu, nhưng đánh quá dỡ v́ trong lớp đa số nhỏ con.  Lúc đó trong mắt tôi rất ngưỡng mộ đội bóng lớp 6 gồm có các anh Ngụy Minh Phát, Lâm Lê Minh... đội bóng mang tên Thượng Vơ và có số áo rất to như số 89, 90, 110...  Bản thân tôi năm học lớp 3 rất ốm và thấp người nên không được chọn cho đội bóng của lớp, tôi ném trái banh không đến rổ mà chơi cái ǵ? (tôi nghĩ hiện nay đem cả lớp ra so th́ tôi có thể cao to nhất lớp:  Cao 1m72, nặng 75kg).   Mỗi lần đến giờ ra chơi, tôi cùng các bạn như Ngụy Chí Phát, Thạch Quốc Trụ, Lâm Minh Hoa...  chơi bằng trái banh tennis.  Thường th́ chúng tôi chơi bên sân phụ, tức sân nhỏ bên trước cửa Giáo Vụ Xứ chứ bên sân lớn các anh lớp lớn chơi kín cả.  Và chúng tôi chơi say sưa suốt cả giờ ra chơi, mồ hôi nhễ nhăi nhỏ đầy sân trường.


Có một buổi chiều Chủ Nhật tôi đến trường chơi và say sưa xem các anh lớp lớn chơi bóng rổ, tôi đứng ngay dưới giàn rổ xem.  Trong một đợt tấn công ném banh vô rổ, anh Vương Tường theo đà nhào vô người tôi và dẫm trúng ngón cái chân trái của tôi làm toét ngón và chảy máu, anh Tường chỉ hỏi qua quưt và tiếp tục chơi.  Tôi lê chân về nhà và máu nhỏ giọt theo đường tôi đi.  Hiện nay mỗi lần tôi nh́n thấy dấu sẹo ở ngón chân cái là tôi nhớ lại tai nạn này:  Một kỷ niệm về mê xem bóng rổ!


Năm học 1974, nhà trường có quy định cấm học sinh mua quà vặt ở ngoài trường vô ăn.  Hôm đó, tôi mua gói bánh ở căn tin nhà trường và trên đường về lớp th́ bị Thầy Mao bắt được, Thầy cho là tôi mua quà từ ngoài trường và bắt phạt tôi đứng giữa sân trường phía trước Hiệu Vụ Xứ cả buổi.  Tôi tủi hổ và khóc tức tưởi giữa sân trường, nhiều học sinh đi ngang qua nh́n tôi khiến nước mắt tôi càng lăn nhanh liên tục xuống đôi g̣ má và nhiễu ướt sân dưới chân tôi...


Ân Trọng Như Sơn, Nghĩa Thâm Tựa Hải:

Cha tôi qua đời khi tôi c̣n thiếu 7 ngày là vừa tṛn 1 tuổi.  Mẹ tôi lo cho bốn đứa con cái ăn, cái mặc đă là quá gian khổ rồi làm sao lo nổi cái học của con, nhất là học phí của trường đối với một người đàn bà chồng chết quá trẻ không có để lại gia tài sản nghiệp ǵ cả.  May sao cộng đồng người Phúc Kiến ở Nha Trang xác nhận và mẹ tôi đến trường xin cho bốn anh em tôi được học miễn  phí v́ hoàn cảnh quá khó khăn.  Các vị trong Đổng Sự Hội và nhà trường chấp nhận việc học của bốn anh em chúng tôi được miễn cả về học phí và sách vở, mẹ tôi chỉ cần lo áo quần đồng phục.  Tôi nghĩ nếu lúc đó không có tiền học Khải Minh chắc tôi phải học trường công lập dạy toàn tiếng Việt và cuộc đ̣i tôi chắc là rẽ sang ngă khác...  Từ thập niên 30 của thế kỷ trước cho đến năm 1975, các vị sáng lập trường, các vị trong Đổng Sự Hội cùng các vị Mạnh Thường Quân góp tài lực xây dựng trường Khải Minh cho đến nay vẫn c̣n lưu danh bia đá tại trường:  Khi vô cổng trường nh́n bên tay phải ta sẽ thấy ngay bốn bia đá ghi danh các vị sáng lập và xây dựng trường.  Bốn bia đá lập danh sách các thời kỳ khác nhau:  Năm 1933, 1948, 1956, 1971.  Hơn bảy mươi năm biết bao biến cố xảy ra, biết bao thăng trầm, biến đổi ở trường Khải Minh, dù cho tên trường đă thay đổi đến 5, 6 lần, nhưng bốn bia đá đó vẫn được giữ nguyên, những công sức vĩ đại của các vị Kiều Hiền vẫn hiện hữu cùng năm tháng, vẫn được ghi ḷng tạc dạ không những của cá nhân tôi mà c̣n của hàng ngàn cựu học sinh Khải Minh trên toàn thế giới và xứng đáng được cả hàng vạn học sinh đă học, đang học và sẽ học ở ngôi trường này nhớ ơn.


Vỡ Mộng Và Niềm Tự Hào:

Năm 1975, sau khi chế độ Miền Nam Việt Nam tan vỡ, hàng loạt ước mơ của tôi cũng tan vỡ theo:  Tôi không c̣n mơ ước chóng lớn để được mặc quần dài và thắt cravate như các anh lớp lớn; tôi không c̣n mơ ước chóng lớn để chính thức trở thành cầu viên của đội bóng rổ Kiều Thanh đầy kiêu hănh của trường; tôi không c̣n được đào tạo tiếng Hoa đầy đủ để trở thành người xử dụng tiếng Hoa xuất sắc như người bản xứ; tôi không c̣n cơ hội lớn lên làm giàu để trở thành Đổng Sự của trường, góp công sức cho nhà trường; tôi không c̣n nhận được sự dạy dỗ của các Thầy Cô giáo mà ḿnh mơ ước lên lớp lớn sẽ được học; điều đau buồn nhất là tôi không c̣n và chắc là không bao giờ gặp lại các Thầy Cô kính yêu và các bạn cùng lớp thân thương của tôi; và điều cuối cùng là đối với Thiên Đường Khải Minh cùng các vị Tiên; các Thiên Sứ không c̣n nữa.  Thiên Đường đó măi măi chỉ c̣n lại trong kư ức tôi và sẽ sống măi trong suốt cuộc đời tôi.

Năm 1979, tôi rời khỏi Khải Minh, dù rằng sau này tôi đi học ở các trường khác và hiện giờ tất cả bằng cấp của tôi không có cái nào của trường Khải Minh, nhưng khi được mọi người hỏi tôi đă học và tốt nghiệp ở trường nào, tôi đều trả lời một cách rất tự hào:  KHẢI MINH!

 


VƯƠNG VĨNH HIỆP
王永協
Nha Trang, tháng 7 năm 2005

 

 

 

 

 

啓明网站  |  Copyright © 2004 - 2009  KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer