KHAIMINH.ORG

 

BẢN SẮC VĂN HÓA

TỪ CÁC NỮ NHÂN VẬT TIÊU BIỂU Ở BA NỀN VĂN HỌC

 

Hoa Mộc Lan  – Photography by Newton S. Han  韩曙定  KHAIMINH.ORG

 

 

 

请阅读吴文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

Nhân vật được đề cập trước tiên là người phụ nữ xuất hiện trong bài Tiết Phụ Ngâm của nhà thơ Trương Tịch đời Đường (618 - 904).

 

Bài thơ như sau:

 

TIẾT  PHỤ NGÂM

Quân tri thiếp hữu phu,
Tặng thiếp song minh chu.
Cảm quân triền miên ư,
Hệ tại hồng la nhu.

Thiếp gia cao lâu liên uyển khởi,
Lương nhân chấp kích Minh quang lư.
Tri quân dụng tâm như nhật nguyệt,
Sự phu thệ nguyện đồng sinh tử.
Hoàn quân minh chu song lệ thùy,
Hận bất tương phùng vị giá th́...

 

Dịch thơ:

 

LỜI TIẾT PHỤ

Chàng hay em có chồng rồi,
Yêu em chàng tặng một đôi ngọc lành.
Vấn vương những mối cảm t́nh,
Em đeo trong áo lót ḿnh màu sen.
Nhà em vườn ngự kề bên,
Chồng em cầm kích trong đền Minh quang.
Như gương vâng biết ư chàng,
Thờ chồng quyết chẳng phụ phàng thề xưa.
Trả ngọc chàng, lệ như mưa,
Hận không gặp gỡ khi chưa có chồng.

(Ngô Tất Tố dịch)

 

Phải thừa nhận bản dịch trên đây của Ngô Tất Tố thật tận thiện tận mỹ, đáp ứng được ba yêu cầu cơ bản "tín", "đạt" và "nhă" do dịch giả Trung Quốc Lâm Cầm Nam (1852 - 1924) đặt ra qua kinh nghiệm dịch hơn bốn trăm đầu sách Âu Mỹ cùng một vài nước khác.  Bảo rằng tận thiện tận mỹ, có nghĩa là ta chỉ cần biết đến một ḿnh bản dịch thôi cũng đủ nắm được vấn đề nêu ra ở nguyên tác, không đến nỗi... sai một ly, đi một dặm.

 

Đó là một thiếu phụ có chồng làm lính túc vệ (chấp kích) nên thường phải chịu cảnh cô đơn.  Người lính túc vệ ấy tận tụy canh giữ tốt cho giấc ngủ của nhà vua nên đă phải "bỏ ngỏ" giấc ngủ của người vợ đẹp và chính v́ thế, sự cố đă xảy ra.

 

Một chàng si t́nh nào đó đă lợi dụng cơ hội ấy, chinh phục nàng thiếu phụ bằng ngọc quư.  Nàng "đổ" ngay nhưng rồi cuối cùng kịp nghĩ lại, nhận ra rằng tiết hạnh của nữ giới c̣n quư hơn ngọc nhiều.

 

Trương Tịch đă đặt "độ nhấn" cho tiết hạnh ở hai việc nhận ngọc và trả ngọc.

 

Tặng một lúc hai viên ngọc quư chứng tỏ chàng trai nọ rất đỗi si t́nh và người thiếu phụ kia đă bộc lộ bản chất một vẻ đẹp kiêu xa (viết đúng chính tả).

 

V́ "kiêu" nên chàng tuổi trẻ phải gây sự chú ư của nàng là trả ngay giá cao gấp đôi (song minh chu) để mơn trớn ḷng kiêu hănh trong khi chỉ cần một viên cũng đủ bày tỏ ḷng tôn trọng.  V́ "xa" nên chàng trai nọ phải đánh bại bằng lối xa xỉ nổi trội hơn, ấy là tặng nàng loại ngọc thật quư (minh chu) cốt ăn đứt loại ngọc chồng nàng sắm cho vợ. (Kẻ xa xỉ chỉ hâm mộ người xa xỉ "nặng đô" hơn, c̣n với kẻ kém xa xỉ thường bị họ khinh khi là quê mùa, keo kiệt).  Như vậy, ngay từ đầu đă diễn ra trận đấu thầm lặng - có phần không cân sức!  giữa những viên ngọc.  Trong trận quyết đấu đó, tiết hạnh đă hiện thân, khôn ngoan lùi lại, quan sát từ xa.

 

Rồi khi thấy nàng đă nhận ngọc, lại c̣n tŕu mến "đeo trong áo lót ḿnh màu sen" th́ tiết hạnh đă kịp thời nhận ra nguy cơ, thấy khó ḷng "sống" nổi, nên không thể không can thiệp để tự cứu ḿnh.

 

Đấy cũng chính là lúc người thiếu phụ bắt đầu nhận ra mối nguy hiểm.  Cái "áo lót ḿnh màu sen" ấy chỉ kín đáo trước mắt người dưng vô t́nh nhưng c̣n với chồng nàng th́ đây lại là nơi cuốn hút cái nh́n của y mănh liệt nhất trong những "phút nghỉ ngơi của người chiến sĩ" (theo cách nói của NietZsche) liệu cách "đeo" trêu gan thế ấy sẽ làm cho người chồng "chấp kích" nọ bức xúc ra sao?  Phản ứng ra sao đây?

 

Đă là lính "chấp kích" th́ chỉ có "tiến" chứ không lùi, chỉ có "dũng cảm xả thân" chứ không có e dè tự vệ.  Đă thế, "kích" lại là loại vũ khí đa dụng vừa có khả năng của trường thương, vừa có khả năng của trường kiếm nên uy lực rất lợi hại, không thể coi thường.  Ḷng tiết hạnh của nàng chợt tỉnh cơn mê muội, kịp thời đẩy lùi được ma lực của "song minh chu" nói riêng và của "ái t́nh lăng mạn" nói chung.

 

Thế là đành phải cởi ngọc ở "hồng la nhu" ra trả lại mất thôi!  Nàng xót xa quyết định và đă hành động như thế.  Và nàng khóc sướt mướt "lệ như mưa" v́ "Hận không gặp gỡ khi chưa có chồng".  Tạo hóa quả thật oái oăm!  Phải chi nàng đừng gặp phải người chồng "chấp kích" vốn chỉ biết có mỗi một việc là xả thân cho trung hiếu.  Phải chi nàng chỉ giữ tiết hạnh cho chàng trai biết quư trọng nhan sắc nàng th́ cuộc đời đẹp đẽ đáng yêu biết bao!  Nàng đă trải qua những phút giây bồng bột yếu ḷng, đă mù quáng chiều theo sự dẫn dắt của bản năng, bất chợt lương tri kéo nàng quay về những suy nghĩ đúng mực, dừng lại đúng lúc.  Nói một cách h́nh tượng th́ nàng đă làm vuột mất tiết hạnh - giữa lúc đứng ở cửa sổ lầu cao? - nhưng may mắn nhoài người chộp lại kịp.  Cái thâm "ư tại ngôn ngoại" của những vần thơ Trương Tịch chính là ở sự "hú vía" đó - Không có vụ việc "hệ tại hồng la nhu" th́ cái giá của tiết hạnh chưa đáng kể là bao!  V́ tiết hạnh của nữ giới, nàng đành phải hy sinh quyền sở hữu ngọc quư vốn là thứ quyền mà người phụ nữ kiêu xa nào cũng coi chúng quan trọng không thua ǵ bản mệnh.  Chỉ người tiết phụ ấy mới cảm nhận đúng tầm vóc của sự hy sinh lớn lao cao cả đó.

 

Trả ngọc chàng, lệ như mưa...

 

T́nh cảnh nàng thật đáng tội nghiệp!  Chồng đă không c̣n là chồng của nàng, ngọc cũng không thể là ngọc của nàng.  Đè nặng lên cả chồng lẫn ngọc là hai chữ tiết hạnh!  Nàng ân hận là đă sớm lấy chồng trước khi... lấy ngọc!

 

Chiến thắng được sự thôi thúc mănh liệt ấy của bản năng tuy thật vinh quang nhưng độ vẻ vang của loại chiến công ấy chưa ṣng phẳng với những thương tổn của tâm hồn, nhất là tâm hồn thiếu phụ.

 

H́nh như Trương Tịch có phần trắc ẩn cho mẫu nhân vật ông tạo ra.  Tuy nhiên, xét cho cùng, tiết hạnh đă làm t́nh làm tội nữ giới nhưng bù lại, nó cũng làm tăng phẩm chất nhân văn nơi nữ giới, nâng họ cao hơn mặt bằng chung vốn thường có phần thấp hèn của bản năng, của dục vọng muôn loài.  Khi ca ngợi hành vi lư trí ấy của nữ giới, ta cũng nên đồng cảm với phần t́nh cảm của họ.  Trương Tịch đă để cho người thiếu phụ phải tuôn lệ v́ cuộc cân nhắc, chọn lựa quá đỗi nặng nề.  Thế nhưng chính cuộc lựa chọn ấy đă làm cho nhân vật của Trương Tịch đậm đà t́nh người đúng mực nhất.

 

Suy rộng ra, hành động của người tiết phụ cho ta thấy rằng nữ giới Trung Quốc ở vào đời Đường (618 - 906) tuy vẫn coi trọng tiết hạnh nhưng họ chẳng "cam tâm t́nh nguyện" được bao nhiêu.  Giới thượng lưu - đặc biệt là phe phong kiến thống trị - cố gh́m giữ nó bằng những tấm biển "Tiết hạnh khả phong" nhưng hẳn không ít trường hợp các tấm biển đó vô h́nh trung giống với khối gang h́nh cầu được gắng dính với xiềng xích đeo vào chân họ của cuộc sống ngục tù, đoạt  mất quyền tự do vươn tới t́nh yêu chính đáng, thứ nhu yếu phẩm của sức sống con người.

 

 

Nữ nhân vật được bàn tiếp theo là người thiếu phụ nông thôn trong ca dao Việt Nam.  Theo tập quán đặt tên cho ca dao th́ đây là bài "Trèo Lên Cây Bưởi”:

 

Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc,
Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!
Ba đồng một mớ trầu cay,
Sao anh chẳng hỏi những ngày c̣n không?
Bây giờ em đă có chồng,
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ?
Chim vào lồng biết thuở nào ra?

 

Tuy thể loại ca dao đ̣i hỏi bắt đầu bằng những lời quanh co bâng quơ nhưng rốt cuộc tấm ḷng tha thiết của chàng trai đă gởi vào mấy lời thẳng thắn "Em có chồng rồi, anh tiếc lắm thay!"

 

T́nh h́nh ở đây th́ chàng trai có vẻ như hơi chậm phát triển.  Đến cái lúc biết thích "hái nụ tầm  xuân" th́ nụ đă thành hoa, cô gái mới c̣n nô đùa ngày nào nay bỗng chốc trở thành người khác của nhà khác mất rồi.  Anh xót xa nhận ra ḿnh đă để vuột mất cơ hội quư báu nhất đời!  Nói ra lời hối tiếc vào lúc này chỉ để thay cho lời xin lỗi về sự thờ ơ trễ năi của ḿnh vậy.  Cái "nụ tầm xuân" ấy đă vâng theo sự dẫn dắt của mấy "mớ trầu cay" nhưng anh không hề níu kéo cái quá khứ hồn nhiên "thanh mai trúc mă" của ngày nào được nữa.  Thái độ tôn trọng đúng mực của anh tạo thuận lợi giúp cô bạn gái giữ an toàn cho tiết hạnh.  Nàng khỏi bị giày ṿ, tuôn lệ tiếc hận.  Tuy nhiên, với cảm tính của nữ giới, nàng lờ mờ nhận ra anh chàng có vẻ chả tiếc suông mà h́nh như muốn tiến xa thêm nếu nàng không khéo léo ngăn chặn đúng lúc.  Kể ra, với quá tŕnh xưng hô "tôi - cô" rồi "ta - nàng" đến "anh - em" trong quá khứ, nay hóa ra "ai theo phận nấy" có vẻ chẳng dễ cam tâm.  Mặc dầu vậy, sự tiếc nuối chỉ là nỗi niềm bâng khuâng, man mác chứ không quá đỗi ngậm ngùi.  Lời trách móc của nàng chưa đến nỗi ch́ chiết chua cay nhưng cũng đủ an ủi một tâm hồn trĩu nặng ân t́nh.  Cả hai không ai "song lệ thùy" như nàng tiết phụ của Trương Tịch nhưng có lẽ họ cùng có cảm giác rưng rưng dù họ không hận ǵ ông Tơ bà Nguyệt.  Ở họ, ư thức về tiết hạnh h́nh như đă ngấm sâu vào tâm khảm.  Họ không lâm vào cảnh vướng víu vùng vẫy tuyệt vọng như nàng tiết phụ của Trương Tịch v́ từ bao đời họ đă thấm nhuần tinh thần:

 

Trai thời trung hiếu làm đầu,
Gái thời tiết hạnh làm câu trau ḿnh…
(Nguyễn Đ́nh Chiểu:  Lục Vân Tiên)

 

của nền đạo lư Khổng Mạnh vốn đă trở thành phương châm phấn đấu của họ.  Kẻ đă dốc ḷng lo cho trung hiếu vẹn toàn th́ có thiệt tḥi t́nh cảm cũng cam ḷng, có thờ ơ t́nh cảm cũng đáng thông cảm.  Nỗi thiệt tḥi, sự thờ ơ ấy không làm giảm phẩm chất đạo lư mà c̣n làm tăng lên giá trị bản thân họ.

 

Với kẻ đă "yên bề gia thất" th́ họ thanh thản chấp nhận sự tiết hạnh, không nhọc công toan tính chuyện phá lưới sổ lồng.  Th́ ra đạo lư nhân loại phát triển tương tự cây cối:  phần ngọn cây bao giờ cũng dồi dào nhựa sống hơn phần thân cây, ở thân cây dù có nẩy nở bao nhiêu cành nhánh cũng không sao xanh tốt mạnh mẽ như ở ngọn.  Tinh thần trung hiếu tiết nghĩa vốn "mọc lên từ quê hương Trung Quốc nhưng sức sống của nó lại tỏa ra khá nhiều ở Việt Nam vốn là nơi mà các tinh thần ấy chỉ đến trong tư cách... khách mời.  Và đạo lư cũng giống với giáo lư nữa:  Phật giáo ở quê hương "Thiên Trúc" (tên gọi Ấn Độ cổ đại do người Trung Quốc đặt cho) không c̣n quy tụ đông đảo tín đồ bằng ở Thái Lan, Campuchia, My An Ma và hồi giáo của quê hương Ả Rập Xê Út cũng không cung cấp số tín đồ cuồng nhiệt "tuẫn đạo" đông bằng Pakistan, Afghanistan, Chechnya.. v.v..

 

V́ lẽ trên, cụm từ "đặt đâu, ngồi đấy" chỉ nẩy sinh trong ngôn ngữ Việt Nam chứ trong chữ Hán bao đời nay không hề có cụm từ "tọa kỳ sở trí" cho có ư nghĩa tương đương.

 

 

Nữ nhân vật thứ ba được đề cập ở đây là người vợ của một nhân viên toà Lănh Sự Mỹ ở Kobe, Nhật Bản...  Nhân vật này chỉ đóng vai phụ trong truyện ngắn của nhà văn Anh từng đoạt giải Nobel về văn học:  Somerset Maugham (1874 - 1965).  Cốt truyện đại khái như sau:

 

Trên một chuyến tàu viễn dương, viên thuyền trưởng bày tiệc chiêu đăi một số hành khách chọn lọc.  Người thiếu phụ vợ nhân viên toà Lănh Sự Mỹ này đẹp lộng lẫy trông có vẻ rất hớn hở khi được chồng về phép đón nàng sang đấy du lịch.

 

Tuy nhiên, nhân vật thu hút sự khâm phục của cử tọa lại là một người đàn ông được tác giả gọi bằng cái tên đặc biệt:  ông Cái-Ǵ-Cũng-Biết và S. M. dùng tên ấy làm nhan đề truyện ngắn của ḿnh.

 

Nh́n bề ngoài, ông ta chẳng có ǵ nổi bật, nhưng mọi cuộc chuyện tṛ về bất cứ đề tài ǵ, ông ta cứ như một thỏi nam châm, các ư kiến khác đều chỉ là bụi sắt.

 

Gă nhân viên toà Lănh Sự lặng lẽ đứng ngoài các câu chuyện, chỉ hạ giọng giảng giải mọi cách xử sự cho người vợ trẻ non nớt kinh nghiệm xă giao, rồi cuối cùng ông ta cũng nhận ra t́nh h́nh bữa tiệc.  Máu hiếu thắng đă lôi ông vào cuộc:  Ông cởi chuỗi ngọc trai trên cổ vợ, giơ cao lên:

 

- Này, ông sành sơi ơi!  Theo ông th́ xâu chuỗi này thật hay giả đây?  Giá bán bao nhiêu?

 

 

Từ khoảng cách nhau ngót năm thước, ông Cái-Ǵ-Cũng-Biết nheo mắt mấy giây rồi thấp giọng đáp:

 

- Tôi cho là ngọc thật.  Nếu đoán không nhầm th́ tôi nghĩ giá nó không dưới hai ngàn đô nếu mua ở một cửa hàng nào đó ở phố Kim Hoàn.

 

- Ông có dám đánh cuộc không?  Giọng gă nhân viên nghe có mùi khiêu khích.  Y đă bắt gặp vợ ḿnh nh́n trộm ông kia không dưới một lần.

 

Ông nọ cất giọng thật đĩnh đạc.  Máu cá độ  cuả gă ta đă ngấm vào ông từ nhiều năm.  Giọng ông trầm như tự nói với ḿnh:

 

- Sao lại không nhỉ?  Nếu xác nhận tôi sai, tôi xin chịu mất 100 đô la!  Ngài hăy nêu bằng chứng đi!

 

Trong lúc đối đáp, ông đưa mắt quan sát người đàn bà.  Quả là một nhan sắc gây chú ư.

 

Giữa lúc ấy, gă nhân viên không giấu vẻ thích thú reo lên.

 

- Hoan hô! xin ông giữ lời cho nhé!  Đây là chuỗi ngọc giả!  Vợ tôi chỉ tốn 30 đô, hóa đơn đây!

 

Ông Cái-Ǵ-Cũng-Biết nhận ra rất rơ đôi mắt đẹp của bà vợ gă nhân viên toà Lănh Sự trẻ tuổi ấy như thất thần, tựa một chú nai con bị đàn chó săn hung hăn xua giạt vào vách lưới.  Trông nàng như sắp sửa bị trúng gió.

 

Ông Cái-Ǵ-Cũng-Biết, hiểu ngay t́nh h́nh ấy:

 

- Vô lư! xin ngài cho phép tôi được xem lại chuỗi ngọc.

 

Gă nhân viên không giấu vẻ mỉa mai, quẳng chuỗi ngọc lên chiếc khay tên hầu bàn đang bưng rượu, kèm theo cả tờ hóa đơn.  Y c̣n ban thêm "phát súng ân huệ" bằng cách vẫy vẫy tấm hóa đơn trước khi ném nó lên khay.

 

Ông Cái-Ǵ-Cũng-Biết kín đáo ném một cái nh́n đồng lơa về phía người thiếu phụ đang giấu mặt sau bờ vai vạm vỡ của chồng.  Ông không đếm xỉa ǵ đến tờ hóa đơn, thờ ơ nhặt xâu chuỗi, từ từ săm soi từng hạt.  Ông đưa nó lại gần mắt ḿnh rồi từ từ đưa ra xa, dịch qua phải qua trái tầm nh́n.  Sau bờ vai người chồng, người thiếu phụ có vẻ như ḱm từng hơi thở.  Chừng thấy như ḿnh diễn xuất đă đủ, ông ta chầm chậm thở ra một hơi dài:

 

- Lạy chúa!  Gă thợ này quả là có bàn tay bằng vàng.  Vâng, đúng là đồ giả!  Thật đáng tiếc...

 

Ông rút ví, đặt lên khay tờ 100 đô.  Vẫn không để mắt đến tờ hóa đơn.

 

- Tên hầu bàn bưng chiếc khay nhỏ trở lại chỗ vợ chồng gă nhân viên toà Lănh Sự.  Chiếc khay nhẹ hẳn.  Tiếng vỗ tay râm ran.

 

Gă nhân viên trả chuỗi hạt cho vợ, giơ ly săm panh thật cao hồ hởi reo to:

 

Hoan hô!  mời quí vị cụng ly chúc mừng sự giỏi giang của kẻ… làm hàng giả nhé!

 

Y nhấn mạnh đầy ngụ ư mấy tiếng "làm hàng giả" khiến ông nọ nhăn mặt như cố gắng quá sức để nuốt một viên thuốc đắng.  Người thiếu phụ có lẽ là thực khách duy nhất hiểu ra vẻ mặt cố ư làm hề ấy của ông ta.

 

Ông Cái-Ǵ-Cũng-Biết ực nhanh ly săm panh của ḿnh.  Ông cảm thấy trong mùi chua của rượu mơ hồ có một vị đắng không tên.  Ông mắng thầm:

 

-  Thật là thằng ngu nhất đời mới để vợ đẹp đến thế hằng năm trời giữa chốn phồn hoa náo nhiệt như Newyork..  Quả là đáng đời!

 

Về lại ca bin ḿnh, đôi mắt quyến rủ của hoa khôi bữa tiệc vẫn ám ảnh măi giấc ngủ chập chờn của ông.  Gần sáng, ông nhận ra có ai đó đă nhét dưới khe cửa một phong b́ nhỏ.  Ông thừa biết chủ nhân nó là ai.

 

Quả nhiên trên phong b́ c̣n thoảng mùi nước hoa ấy có mấy chữ viết vội.  "Rất cảm ơn".  Bên trong là tờ bạc 100 đô la.

 

Truyện ngắn trên của S. M. gần như được "chuyển thể” từ bài Tiết phụ ngâm của Trương Tịch tuy chỉ là chuyện ngẫu nhiên của hai trí tuệ lớn gặp nhau.  Nhân vật của hai ông đều là gái có chồng.  Cả hai người thiếu phụ cùng nhận ngọc tặng.  Chỗ khác nhau là thiếu phụ người Mỹ nọ tự thấy không cần phải trả lại ngọc quư.  Không cần phải khóc hận v́ gặp nhau quá muộn, mà nàng ta có hành vi trái lại rất nhiều.

 

Nàng thiếu phụ da trắng nọ sẵn sàng vâng theo sự dẫn dắt ngọt ngào của bản năng.  Nàng không hề biết đến xiềng xích của tiết hạnh.  Nàng phó thác mọi diễn biến t́nh cảm cho định mệnh.  Nói đúng ra là nàng luôn thấy ḷng vâng theo ư Chúa.  Với nàng th́ thử thách, tha thứ, trừng phạt, v.v.. đều là quyền uy thiêng liêng của đấng Toàn năng.  Từ nếp nghĩ bao đời ấy, nàng luôn thấy ḷng ḿnh thanh thản, chẳng phải chịu bất cứ trách nhiệm nào, mặc t́nh tận hưởng những ǵ được ân trên ban phát.  Nàng sẵn sàng đón nhận cái sẽ đến mà không băn khoăn về cái đă qua, đúng với lối khái quát ngộ nghĩnh của khoa Tâm lư học hiện đại:  "Người da đen sống cho hiện tại, người da trắng sống cho tương lai, người da vàng sống cho dĩ văng".

 

Ba nữ nhân vật thuộc ba dân tộc ấy có lối suy nghĩ và hành động hoàn toàn khác nhau và mang những dấu ấn khá rơ nét của ba nền văn hóa Trung Quốc, Việt Nam và Mỹ Quốc.  Dù họ không được tiến cử làm đại diện chính thức cho nữ giới của dân tộc ḿnh đi nữa, người đọc vẫn không thể cho rằng họ không hề tiêu biểu cho bản chất ba nền văn hóa ấy được.  Chính sự khác nhau giữa họ đă góp phần làm phong phú cho bức tranh toàn cầu hóa mà nhân loại dù muốn dù không cũng vẫn phải công nhận là chuyện tất yếu phải đạt đến.

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师  <photo>

(Thái Trọng Lai  太重来)

Việt Nam, 2006

 

 

 

 

 

 

Bài vở xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

Copyright © 2005, 2006 KHAIMINH.ORG