Lời Nói Đầu
Thơ văn Cao Bá Quát từng được giảng
dạy nhiều năm ở hai bậc Trung học Đệ
nhất cấp và Đệ nhị cấp chương
tŕnh Hoàng Xuân Hăn.
Phần giới thiệu tiểu sử tác giả, chi
tiết “dùng muội đèn chữa bài thi” luôn
được nhắc đến một cách thú vị
nhưng người ta lại suy diễn một cách vơ
đoán rằng họ Cao làm thế chẳng qua v́
thương t́nh những bài văn hay nhưng vi phạm
trường qui, c̣n phía người đọc th́ không
thể không thừa nhận kiểu suy diễn cẩu
thả ấy.
Bài dưới đây nhằm làm rơ “phía khuất của
mặt trăng” giúp người đọc có thông
tin đầy đủ về một vụ phạm tội
có tổ chức.
TG.
Khoa thi Hương ở trường Thừa tháng 8
năm Tân Sửu (Thiệu Trị nguyên niên 1841) có lẽ
là khoa xảy nhiều rắc rối đáng kể nhất
trong chiều dài lịch sử 845 năm khoa bảng ở
nước ta. Nó rắc rối là v́ có đến
hai khảo quan phạm pháp quả tang bị kết án
đến mức tử h́nh, mà một trong hai vị
khảo quan bất hạnh ấy lại chính là nhân vật
độc đáo nức tiếng tài hoa mọi thời:
Cao Bá Quát. Ông và Phan Nhạ đă dùng muội
đèn chữa văn của 24 quyển thi và trong
24 quyển đó có đến 5 quyển được
lấy đỗ.
Tại sao hai vị Cao, Phan phải chữa quyển
thi bằng muội đèn?
Nguyên khi tiến trường, ngoài những ǵ
được nhà nước trang bị sẵn, các khảo
quan chỉ được phép mang theo chút ít vật dụng
cá nhân cùng một người hầu vặt. Suốt
thời gian chấm thi, thầy tṛ họ sống trong
một gian hộ khép kín, mọi sinh hoạt đều
giải quyết tại đó, mỗi khảo quan cùng
tiểu đồng của ḿnh chỉ được
phép liên lạc với bên ngoài qua một ô cửa ṭ ṿ
chuyên dùng cho việc trao thức ăn và đồ uống,
tuyệt đối cấm trao đổi tin tức,
chuyện tṛ (việc cấm đoán ấy có lần
đă gây nên vụ án... cười ra nước mắt:
Số là do tên lính đi phân phát thức ăn đếm
nhầm sao đó nên cuối cùng c̣n thừa lại... một
con tôm kho. Y không dám "trao đổi tin tức"
với ai nên chẳng thể nào biết ḿnh đă phát
thiếu cho khảo quan nào, cố nhớ măi cũng
không ra, đành phải đem về nộp lại
cho... quốc gia! Chuyện đến tai quan trên,
thế là nhiều quan khác phải giật thót khi bị
quan giám sát thường vụ vạch ra rằng chính họ
mang không ít tội danh có liên quan ít nhiều đến...
chú tôm kho "lắm chuyện" nọ, thế là họ
bị khiển trách, c̣n tên lính nộp lại chú tôm kho
th́ bị phạt roi về tội sơ suất phận
sự, viên khảo quan âm thầm chịu thiệt tḥi
kia (do không phản ảnh số tôm kho phát không đủ
số lượng như ghi trong thực đơn) cũng
bị phạt bổng về tội dung túng hành vi sai
trái của cấp dưới tạo ra sự lơi lỏng
phép nước).
Quan giám sát trường vụ càng thực hiện
nghiêm ngặt nội quy ấy càng dễ "giữ"
được đầu ḿnh lẫn đầu
người khác. Chỉ đến khi yết bảng
xong xuôi, các khảo quan mới được... phóng
thích. (Nghe đâu từng có vị khảo quan nọ
"thuộc ḍng họ Hoạn" không đành ḷng
để vợ đằng đẵng chờ đợi
ở nhà hàng tháng trời nên giở diệu kế là bí
mật cải trang vợ thành tiểu đồng, thế
mà mọi sự vẫn kín nhẹm trót lọt chỉ
v́ chế độ "cấm cung" các giám khảo
đă khiến cho họ chả ai biết nổi ai
đang làm những ǵ!)
Trong gian hộ cách ly ấy, khảo quan chỉ
được sử dụng bút nghiên son và bị
nghiêm cấm dùng mực. V́ thế khi cần mực
để chữa bài, người ta phải dùng muội
đèn tức chất hắc in do khói dầu thải
ra.
Trên thực tế, nếu không được ai đó
"bật đèn xanh" ngay từ trước th́ dù
có sẵn mực trong tay cũng chả một khảo
quan nào c̣n đủ khờ khạo để dám tin là
sẽ thành công trong việc chữa quyển thi của
các thầy khóa, bởi cuối mỗi quyển thi, sĩ
tử phải tuân theo một thủ tục muôn đời
là nêu rơ các chữ có sự cố, chẳng hạn
như toàn bài có bao nhiêu chữ phải đồ
(viết đè lên che lấp chữ khác) bao nhiêu chữ
phải di (chuyển vị trí) bao nhiêu chữ phải
câu (chữ chen thêm) bao nhiêu chữ phải cải
(chữ bị chữa nét). Như vậy, nếu
khảo quan đă chữa bài thi tất phải chữa
nốt cả phần "cọng quyển nội..."
ấy nữa, tức là vô h́nh trung người chữa
quyển thi đă "lạy ông con không ở bụi
này!" và việc gian lận sẽ bị đám lại
pḥng phát hiện ngay từ đầu, chả cần
đợi đến Viện Đô sát vào cuộc! Nói
cách khác, dẫu là tài thánh đi nữa cũng không một
ai dám chữa bài thi, c̣n đă làm liều th́ kể chắc
là sẽ nhận h́nh phạt cao nhất, trừ phi mọi
khâu được tổ chức chặt chẽ, có
"ô to dù lớn" chở che.
Theo tập quán, vua chúa phong kiến không chỉ cai trị
dân chúng mà c̣n cai trị cả quỷ thần (các thần
linh chốn đền miếu đều nhận sắc
vua ban, và vào các dịp vua đăng quang, các ngày đại
khánh tiết trong nước, các thần linh ở mọi
miền trong nước cũng được...
thăng cấp như các quan chức đáo hạn,
đặc ân). V́ lẽ đó, mỗi khoa thi không
phải chỉ là việc các quan trường điều
hành đám sĩ tử mà họ c̣n điều hành cả
các hồn linh và thừa nhận sự can thiệp... của
lực lượng vô h́nh ấy nữa: Cụ thể
là danh sách khảo quan được đề cử
phải thông qua "văn thánh" ở văn miếu
bằng cách khẩn xin âm dương *.
* Cũng nên biết rằng khi "xin ư kiến thần
linh" người ta gieo hai đồng tiền vào
ḷng dĩa, nếu thần nhất trí th́ cho 1 âm 1
dương (1 sấp 1 ngữa). Nếu cả hai
đều sấp th́ thánh giận, cả hai đều
ngữa là... thánh cười, tiền văng khỏi dĩa
là tín chủ chưa đủ ḷng thành, phải nhặt
lên, củng cố ḷng thành rồi khẩn lại.
Nếu khẩn đến ba lần mà thánh chưa chứng
giám th́ khảo quan được đề cử ấy
phải chịu xóa tên, nhưng phía Viện Đô sát th́ vẫn
chưa buông, cố săm soi xét nét về lư lịch tam
đại, về cuộc sống đời thường
để khám phá bằng được nguyên nhân thánh
cười ǵ, giận về điều ǵ...
Danh sách người đỗ lại c̣n phải viết
bằng mực nhạt để các hồn linh tiện
tham gia ư kiến (bằng cách... xóa tên kẻ kém đức!)
và sĩ tử phải nhập trường từ giờ
Sửu cùng các hồn linh theo nghi thức tuyên xướng:
"Báo ân giả tiên nhập, báo oán
giả thứ nhập, sĩ tử thứ thứ
nhập!" (hồn linh báo
ơn vào trước, hồn linh báo oán vào kế theo,
sau nữa mới đến sĩ tử vào). Do
quan niệm như thế nên kẻ vi phạm quy chế
thi cử luôn bị coi là đụng chạm đến
chuyện đền ơn báo oán của quỷ thần
nên chẳng mong ǵ được phép nước chiếu
cố khoan dung.
Khi thẩm vấn ở Bộ Lễ,
Cao Bá Quát và Phan Nhạ khai là do sính bút làm càn chứ không
có ai dặn ḍ gửi gắm ǵ cả (Đại Nam thực
lục tập 23 - trang 345).
Lời thú nhận ấy quả thực không có tí thuyết
phục nào (bởi chuyện có lắm dấu hiệu
không b́nh thường: Hai khảo quan ở hai
nơi, thế mà bỗng dưng cùng sính bút làm càn, cùng
dùng muội đèn chữa bài thi, chuyện tương
tự như thế vốn chưa từng xảy ra
trong quá khứ mấy trăm năm!). Thế cho
nên Bộ Lễ và Viện Đô sát phải nỗ lực
t́m sự thực. Kết cuộc là Phan Nhạ
đă khai ra Cao Bá Quát chủ mưu (tức là vẫn
che giấu tên tuổi người chủ mưu thực
thụ!) Cao tuy không phải bị vu khống oan uổng
ǵ nhưng vẫn ức lắm nên về sau có viết
cho Phan mấy câu khá hằn học:
Bổ quá chi vị hà?
Tội ngă khí dục bính.
(Sửa lỗi là vậy
sao? Trút tội cho người ta tức muốn
nghẹn thở)
(Mẫn Hiên thi loại - Di
Phan Sinh - Tờ 36b - tập N. VHv 1996)
Cả hai can phạm có lẽ cùng biết rằng nếu
cố gắng chịu đựng không khai ra kẻ giật
dây th́ mới ḥng khỏi bị ghép thêm tội vu khống
bởi nhân vật ấy vốn có thừa quyền miễn
trừ, và họ không khai ra th́ "nhận vật"
nọ mới rảnh tay khởi động guồng
máy chạy tội. Tuy vẫn biết là thế
nhưng vốn tính nhạy cảm, họ Cao quả thật
chẳng cam tâm chút nào nên trong cơn tuyệt vọng,
ông đă thốt những lời bóng gió đầy cay
đắng:
Vô dĩ tây gia ngu,
Cánh hốt đông đạo
trịnh.
(Không nên lấy cớ khách
ngu, lại bỗng dưng chủ (hóa thành kẻ) đạo
mạo).
(Bđd)
Bảo rằng chủ, khách có lẽ Cao Bá Quát muốn
kín đáo nhắc đến mối giao t́nh đầy
tri kỷ mới nhen nhóm được mấy tháng qua
giữa Tùng Thiện Vương với ḿnh. (Mối
giao t́nh tương đắc đầy cách biệt
giữa một vị hoàng đệ tài hoa đă tấn
phong đến tước Vương với một
viên quan nhỏ chỉ mới vừa mang hàm Lục phẩm,
quả là điều tương đắc hiếm có
trên đời!). Dựa vào những bài thơ họ
xướng họa, tặng đáp, ta biết
được là vào thời điểm ấy,
Vương đă lập phủ mới ở hữu
ngạn sông Hương c̣n phủ cũ ở tả ngạn,
Vương nhường cho sáu viên quan xa quê cư ngụ
mà hai người này ăn chung, ở chung, t́nh nghĩa
giữa họ khá gắn bó nên Vương rất tin cậy,
thường bày tiệc khoản đăi, xướng họa
và nhiều lần biếu họ món lạ, rượu
quư nữa.
Khi trong phủ ḿnh có sẵn đến hai viên sơ khảo
khá ăn ư như thế, bản thân Vương lại
là em ruột đồng thanh khí của
"đương kim hoàng thượng", tất
Vương khó bề tránh khỏi tầm ngắm của
bao kẻ cầu cạnh - đấy là thứ hệ
lụy tất yếu của lớp người cao
danh vọng - Vương chẳng có cách nào thoái thác, và
trong cái thế "tây gia" ấy của ḿnh, Cao Bá
Quát lại càng khó bề thoái thác hơn nhiều.
Đă thế, việc mới lên ngôi của vua Thiệu Trị
cũng là một cớ hấp dẫn tạo niềm
lạc quan lẫn chủ quan cho những kẻ liều
lĩnh ấy. Nguyên lệ thường định
mức giải ngạch của trường Thừa
là 38 suất nhưng đặc biệt khoa ấy nhà
vua có chủ ư "rộng ban ân điển" nên
giáng chỉ cho phép chọn đến 45 người, tức
là gia ân cho vớt thêm 7 người nữa. Chính v́
thế mà Cao, Phan dám... nhắm mắt đưa chân khi
được "ai đó" giao việc.
Mặc khác, cho dù có ư thức cảnh giác cao đến
mấy th́ họ Cao cũng khó ḷng khước từ bổn
phận "tây gia" của ḿnh. Phía "đông
đạo" th́ rơ ràng là có chủ trương
"Dưỡng quân tam niên, dụng chi nhất nhật"
(nuôi quân ba năm (để) dùng quân một ngày) c̣n phía
"tây gia" th́ đă là kẻ sĩ (lại là danh sĩ
nữa!) tất họ Cao không thể không nhập tâm
câu châm ngôn "Sĩ vị tri kỷ giả tử, nữ
vị tri kỷ giả vong" (kẻ sĩ (sẵn
sàng) chết v́ người tri kỷ, người con
gái (sẵn sàng) đánh mất ḿnh v́ người tri kỷ).
Theo Đại Nam
thực lục th́ t́nh h́nh ấy diễn biến
như sau:
Khi chưa ra bảng, quan chủ khảo Bùi Quỹ
(Tham tri bộ H́nh) đă gọi Cao Bá Quát ra viết bằng
v́ chữ ông này rất tốt (theo quy định th́ việc
này chỉ được phép làm khi đă ra bảng.
C̣n chuyện "chữ tốt" ở đây chỉ
nhằm bào chữa, v́ đấy là việc ấy
đă có các thư thủ cấp quốc gia, giàu thâm
niên và đẳng cấp. Sẵn dịp ấy
phân khảo Nguyễn Văn Siêu giữ Cao lại ngủ
đêm (chúng tôi nghĩ đây chỉ là những lời
khai nhằm đối phó chạy tội và sử gia
đành phải "tận dụng" cho đúng phép
khi bản thân họ không có quyền điều tra
riêng để dùng tư liệu cụ thể nào
khác). Lúc ra bảng, dư luận sĩ tử x́
xào, giám sát trường vụ là Hồ Trọng Tuấn
liền tham hặc các vi phạm kể trên rồi hai
cơ quan có trách nhiệm - Bộ Lễ và Viện Đô
sát - xắn tay áo vào cuộc. Điều tra xong họ
giao qua bộ H́nh định tội. Bản án
được tuyên khá nghiêm khắc:
- Các sơ khảo Cao Bá Quát, Phan Nhạ: Tử
H́nh.
- Phân khảo Nguyễn Văn Siêu: Phạt trượng,
đồ (đánh bằng gậy rồi phạt khổ
sai).
- Chủ khảo Bùi Quỹ bị cách chức (Tham tri bộ
H́nh)
- Phó khảo Trương Tiến Sĩ bị giáng chức
(ông này đang là Biện lư bộ H́nh, sử không chép rơ
giáng mấy cấp).
Vua Thiệu Trị (có lẽ nể t́nh nhân vật
đứng sau vụ việc?) bèn lấy cớ là mới
trị v́ nên cần "rộng ban ơn điển"
thành thử đổi hai án tử h́nh nọ ra giảo
giam hậu (treo cổ nhưng hoăn thi hành). Nguyễn
Văn Siêu chỉ bị cách chức (khỏi bị phạt
trượng), chủ khảo Quỹ và phó khảo Sĩ
bị cách lưu (cách chức nhưng vẫn điều
hành công việc theo cương vị cũ). Ngoài
ra c̣n có thêm hai khảo quan Phan Văn Nhă và Trương
Hảo Hợp bị giáng lưu (hạ bậc
lương nhưng vẫn giữ nguyên nhiệm vụ).
Sử không nêu rơ tội trạng của hai viên chức
này (rất có khả năng là khảo quan ngoại
trường đáp ứng đề xuất lấy
đỗ Trương Đăng Trinh!)
Đối với nhân vật "Đông đạo" nọ,
họ Cao không chỉ dừng lại ở mức chê
trách là "không đàng hoàng" qua bài thơ "Di Phan
Sinh" đă nhắc ở trên mà ông c̣n công khai lên án:
Biệt tự cô cao áp ngâm xă,
Khước khan thanh sấu
giảm yêu vi.
Tung hoành hàn mặc kim thi bá,
Lang tạ h́nh dung lăo bố
y...
(Đứng cao riêng một ḿnh đè giới làm
thơ. Lại xem gầy nhom giảm vong eo.
Ngang dọc bút mực làm thi bá đời nay. (Khiến
cho) h́nh dáng kẻ áo vải già trông nhếch nhác).
Để chuyển tải những lời hài tội
đầy ngạo mạn này, họ Cao dùng thủ
đoạn "ném đá giấu tay" kể cũng
khôn khéo bằng cách bịa chuyện là có ông già nào dấy
đến làm thơ hạn vận năm vần vi (Lăo
ông lai phú thi hạn ngũ vi vận), c̣n Cao th́ chỉ
là kẻ chép lại nguyên văn bài thơ của
"lăo ông" nọ mà thôi.
Thẳng tay đến mức này th́ Cao quả đă
nghĩ rằng đường công danh của ḿnh
như thế là đă đi vào ngơ cụt, ngay đến
mạng sống cũng chưa chắc giữ nổi,
tóm lại là chẳng c̣n ǵ để mất, thà là
mượn một "ông lăo" như thế để
trút cho hết cơn ấm ức. Ông khái quát nhân vật
nọ hoàn chỉnh đến thế th́ chả c̣n ai
không biết đấy là ai! May mà bấy giờ
báo chí chưa ra đời nên "bài thơ nội bộ"
như thế không gây ra... động đất chốn
kinh kỳ!
Kể ra người mạt sát lẫn người bị
mạt sát đều đáng được cảm
thông. Nào ai ngờ một kế hoạch hợp với
"thiên thời, địa lợi, nhân ḥa" như
thế lại phá sản thảm hại đến thế?
Nào tử h́nh, nào trượng, đồ, cách, giáng, ập
đến như sấm sét không kịp bưng tai!
Chẳng những thế, Cao Bá Quát c̣n gặp thêm điều
không may khác nữa, đó là chủ khảo Bùi Quỹ
c̣n chính là nhân vật đứng thứ hai của bộ
H́nh (chỉ dưới chức Thượng thư)
thành thử họ Cao bị đám "chuyên gia" của
Bộ ấy tra tấn hơi nặng tay vừa để
tỏ tài mẫn cán, vừa nhằm giảm nhẹ tỳ
vết cho Bộ và rất có thể là cũng để
thỏa măn ư thức kỳ thị, cạnh tranh ngấm
ngầm về t́nh trạng sĩ phu Bắc hà đến
thời điểm ấy đă bắt đầu nh́n
nhận nhà Nguyễn, tấp nập đổ về
Huế, chen lấn nhau làm hẹp thêm khung cửa tiến
thân của sĩ phu bản địa:
Nam đ́nh vọng tận Bắc
đ́nh diêu,
Tục đoạn hành nhân quá
bản kiều.
(Ở phía Nam nh́n về hết
trạm Bắc xa xa,
Người đi qua cầu
ván khi đứt khi nối).
* Cao Bá Quát: Hương
giang tạp vịnh.
Dầu sao th́ cảnh tra tấn ở
bộ H́nh cũng chả đến nỗi "uốn
lưng thịt đổ, dập đầu máu sa"
như cảnh xảy ra trong truyện Kiều,
nhưng một bậc "danh sĩ đất Tràng
An" như Cao Bá Quát, đỗ tú tài từ tuổi
mười hai, mỗi bước đi ra là nhận
bao lời tán tụng, ngồi vào chiếu rượu
nào là đem vinh hạnh đến chiếu đó, gặp
trường hợp này Cao thật khó ḷng giữ nổi
tinh thần "gặp sao hay vậy" (tùy ngộ
nhi an) của đạo người quân tử trước
những lời quát nạt, những tiếng đập
bàn quát tháo của đám tay chân bộ H́nh nhằm uy hiếp
tinh thần, vùi dập sĩ khí mấy nhà trí thức Bắc
hà.
Cao Bá Quát hoàn toàn không hiểu rằng cái người -
danh giá hàng đầu chốn kinh kỳ ấy - mới
kết giao với ông mấy tháng qua đă nỡ bỏ
mặc ông "chết đuối trên cạn"
như thế, thực ra c̣n lo lắng hơn ông rất
nhiều và người đó đă ráo riết vận
động hành lang (lobby) đạt được những
thành công thật xuất sắc khiến cho vụ án
khá ầm ĩ lúc đầu, rốt cuộc chỉ
c̣n lại một thủ đoạn khéo léo che chắn
tội trạng, xoa dịu dư luận, đến mức
những bản án thoạt nghe quá đỗi nặng nề
ấy về sau đă được xóa rất lẹ,
những chức vụ bị cách, giáng đă được
khai phục nhanh chóng (đơn cử trường hợp
Nguyễn Văn Siêu - viên phân khảo can thiệp với
quan ngoại trường cho Trương Đăng Trinh
đỗ thứ 7 - tuy bị cách chức nhưng chỉ
ít lâu đă được khai phục rồi
được thăng vùn vụt như thể để
đền bù thiệt tḥi, chỉ mới 7 năm sau vụ
án đă vượt phẩm cấp trước kia
đến 5 bậc, lại c̣n được phục
hồi danh dự ở mức cao nhất, bằng cách
cử làm Ất phó sứ trong sứ đoàn sang Trung Quốc
Năm 1848 nữa). Riêng phần Cao, tuy quá nóng nảy,
phát ngôn bừa băi, bất kính đến độ
"bất pháp" khó dung, biểu hiện quá đáng
trong bài thơ hạn vận! (chế độ phong kiến
vốn coi Lễ là nền tảng của đạo
làm người nên ngay ở Trung Quốc các ông nghè nổi
tiếng như Bạch Cư Dị, Tô Đông Pha, Lưu Vũ
Tích... ở thời Đường, Tống của
"thiên triều" đều phải cam phận
"đi đày trá h́nh" về thứ tội
"ngỗ phạm quyền quư) - ngỗ ngược,
xúc phạm cấp trên - huống chi là thân phận mấy
viên cử nhân trong nước lại dám to gan làm loạn
quốc pháp đến mức ấy!). Thế
nhưng họ Cao chỉ bị "đày" - một
cách chiếu lệ - vào Đà Nẵng ít lâu (lại
được "an trí" ở
Ngũ Hành Sơn!) rồi sau đấy th́ "ṭng quân
hiệu lực" đi Tân Gia Ba, xong quay về chức
Chủ sự như cũ. Xem ra với một thi
nhân như ông, cách xử lư ấy thực t́nh là...
một kiểu rộng ban ân
điển hẳn hoi. Nếu Cao kiềm chế
được ḷng tự ái của ḿnh chắc cũng
phải thừa nhận ra sự thực là như thế.
Mấy câu thơ dịch theo bài Đề Sát viện Bùi
công yến đài anh ngữ khúc hậu cho ta thấy
tác dụng của cuộc chế tài ngầm mang tính chất
"tạo điều kiện tối ưu" ấy
đă khiến Cao phấn khích biết bao:
Tân gia tứ vượt con
tàu,
Mới hay vũ
trụ một màu bao la.
Giật ḿnh khi ở
xó nhà,
Văn
chương chữ nghĩa khéo là tṛ chơi!
Không đi khắp
bốn phương trời,
Vùi ḿnh án sách uổng
đời làm trai...
Nói chung, trừ những cuộc lấy cung hơi nặng
tay của những chuyên viên thẩm vấn của bộ
H́nh do "chưa hiểu biết sự t́nh" cùng việc
giam giữ "che mắt thế gian" ra, những
chuyện c̣n lại chỉ thấy Cao Bá Quát toàn
được hưởng lợi chứ không phải
bị thiệt hại ǵ cho lắm.
|