MINH TÂM BẢO GIÁM  明心寶鑑

 

 

Lighthouse  -  燈塔  - Hải Đăng

 

 

 

 

XVIII - Tuyển dịch thiên thứ mười tám:  NGÔN NGỮ
 

1A.

Nguyên văn:

可与言而不与之言,失人。不可与言而与之言,失言。知者不失人,亦不失言。”

B.

Dịch nghĩa:

Có thể nói với mà không nói với họ th́ mất người.  Không thể nói với mà nói với là mất lời.  Kẻ biết rơ đối tượng th́ không mất người, cũng không mất lời.
 

C.

Diễn ca:

Với người phục thiện, mong khuyên,
Ta không góp ư; tất nhiên mất người.
Với người ương bướng dễ ngươi,
Có khuyên cũng chỉ uổng lời, mất công.
Những người hiểu biết tinh thông,
Người không để mất, cũng không mất lời.
 

2A.

Nguyên văn:

刘会曰:言不中理,不如不言。一言不中,千言无用。

B.

Dịch nghĩa:

Lưu Hội nói:  Nói không đúng lẽ th́ không bằng không nói.  Một lời nói không đúng, có nói ngh́n lời nữa cũng vô dụng.
 

C.

Diễn ca:

Nói trái lẽ, thà làm thinh,
Đỡ gây bất b́nh, đỡ bị rác tai.
Một lời đă lỡ nói sai,
Nói ngh́n lời nữa, chẳng ai nghe giùm!
 

3A.

Nguyên văn:

景行录云:稠人广坐之中,一言有失,颜色之羞便有悔容。言不可不慎也。

B.

Dịch nghĩa:

Sách Cảnh Hạnh chép:  Giữa đám người dày đặc ngồi khắp chung quanh, nói ra một lời bị hố, vẻ mặt hổ thẹn liền có dáng ăn năn ngay.  Lời nói không thể không thận trọng vậy.
 

C.

Diễn ca:

Chung quanh dày đặc những người,
Đăm đăm nh́n, uống từng lời của ta.
Vô t́nh buột miệng thốt ra,
Một lời khiếm nhă, mặt ta đỏ bừng.
Tiếng cười chế nhạo không ngừng:
Lời chưa nghĩ kỹ th́ đừng nói ra!
 

4A.

Nguyên văn:

四皓谓子房曰:向兽弹琴,徒尽其声。

B.

Dịch nghĩa:

Bốn ông già (*) bảo Tử Pḥng (*) rằng:   Đánh đàn cho thú nghe chỉ mất suông âm thanh của đàn.
 

C.

Diễn ca:

Một cụ dạy đă thấy hay,
Đến bốn cụ dạy, đố ai chê cười?
Dạy rằng:  "Đàn gảy cho người,
Đừng gảy cho thú, mất tươi tiếng đàn"
Tử Phong vận dụng khôn ngoan,
Họ Lưu (*) chẳng thể giết càn họ Trương.
 

D.

Chú thích:

Bốn ông già:  nguyên văn Tứ hạo, gọi tắc cụm từ Thương Sơn tứ hạo (bốn ông già ở núi Thương Sơn) chỉ bốn ẩn sĩ đầu đời Hán (Đông Viên Công, Ỷ Lư Quư, Hạ Hoàng Công, Dữu Lư tiên sinh).

Tử Phong:  tức Trương Lương, một trong số "Hán gia tam kiệt" (cùng Hàn Tín, Tiêu Hà) tạo nên nhà Hán.

Họ Lưu:  ở đây chỉ Lưu Bang, tức Hán Cao Tổ.
 

5A.

Nguyên văn:

荀子曰:与善人言,暖如布帛。伤人之言,痛如刀刺。人不以多言为益,人不以善笑为良。刀疮易好,恶语难消。口杀伤人斧,言是割舌刀,闭口深藏舌,安身处处牢。

B.

Dịch nghĩa:

Tuân Tử nói:  Nói với người thiện, ấm như mặc vải lụa.  Lời nói gây tổn thương người ta, đau như dao đâm.  Người ta không lấy việc nhiều lời làm lợi ích.  Người ta không lấy việc khéo cười làm dấu ấn lương thiện.  Vết dao đâm dễ lành, lời nói độc ác khó tiêu tan.  Miệng là búa giết người, lời nói là dao cắt lưỡi người.  Ngậm miệng giấu lưỡi cho sâu là cách bảo vệ yên thân bất cứ nơi đâu.
 

C.

Diễn ca:

Chuyện cùng người thiện ấm sao!
Lời như lụa, vải, nghe vào khỏe ra.
Những câu xúc phạm người ta,
Như dao đâm thấu ruột già, ruột non.
Ích ǵ cái thói đa ngôn?
Cái tṛ cười nịnh đâu c̣n giấu ai?
Vết dao đau chẳng kéo dài,
Cho bằng lời dữ vào tai người lành.
Lời dao, miệng búa rành rành,
Ngậm miệng cho kỹ, yên lành cái thân.
 

6A.

Nguyên văn:

逢人且说三分话,未可全抛一片心。不怕虎生三个口,只恐人怀两样心。

B.

Dịch nghĩa:

Mới gặp người hăy nên nói ba phần chuyện đă, chưa thể ném cả ḷng ḿnh ra.  Không sợ hổ sinh ba cái miệng, chỉ kinh khủng người ăn ở hai ḷng.
 

C.

Diễn ca:

Làm quen, chỉ nói vài câu,
Phơi ḷng trải dạ c̣n đâu e dè?
Cọp ba mồm cũng ít ghê,
Với người hai dạ, khó bề kết giao.
 

7A.

Nguyên văn:

子曰:巧言令色鲜矣仁。

B.

Dịch nghĩa:

Khổng Tử nói:  (Kẻ) khéo nói, giỏi ra lệnh cho sắc mặt th́ ít có ḷng nhân.
 

C.

Diễn ca:

Dùng lời khéo léo dễ tin,
Sắc mặt diễn cảm, kẻ nh́n phải mê.
Đều là thủ đoạn đáng ghê,
Một mảy nhân ái khó bề t́m ra.
 

8A.

Nguyên văn:

子曰:道听而塗说,德之弃也。

B.

Dịch nghĩa:

Khổng Tử nói:  Nghe lời ngoài đường mà đem nói lại là vứt bỏ cái đức vậy.
 

C.

Diễn ca:

Nghe lời vớ vẩn ngoài đường,
Chưa hề kiểm chứng, chưa tường đúng sai.
Đem về kháo chuyện, rỉ tai,
Ấy là cái đức bị mai táng rồi.
 

 

 

 

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại  吳文赖老师  <photo>

Trung tuần tháng 4, 2007.

 

 

 

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

http://www.KhaiMinh.org/

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 

 

Copyright © 2005 - 2007 KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer