CHIẾC THÁP EIFFEL

 

 

 

 

 

 

 

 

Một cô cựu học sinh Khải Minh (nay là người Mỹ gốc Hoa) gọi điện thọai thăm hỏi, tṛ chuyện cà kê về bao năm thầy tṛ cách mặt. Trong cuộc điện đàm marathon ấy, một câu hỏi đọng lại ḷng tôi:

 

-         Hồi xưa, thầy nổi tiếng dạy hay nhất ở thành phố, thầy có biết không?

 

Tôi thú thật rằng ḿnh không hề biết lời đồn đăi ấy rồi miên man suy nghĩ. Dạy Văn th́ chương tŕnh định sẵn, anh nào chị nào cũng chỉ việc rướn cổ “gáy” như nhau, làm ǵ có áo vàng áo xanh như đua xe đạp đường trường tua Ư tua Pháp? Thiên hạ kể cũng thừa hơi!

 

Câu hỏi đột ngột của cô học tṛ cũ nọ bất chợt làm tôi nhớ đến xơ Hiệu trưởng trường Thánh Tâm.

 

Hồi c̣n dạy Thánh Tâm, một hôm nọ xơ Hiệu trưởng chợt hỏi:

 

-         Tôi nghe học sinh bảo thầy dạy hay lắm. Ngày c̣n đi học, tôi cũng rất ham môn Văn, thầy cho tôi vào lớp nghe thầy giảng bài nhé!

 

Tôi thoái thác:

 

-         Xin xơ thông cảm. Chuyện ấy hoàn toàn bất tiện. Vào lớp, tất nhiên là xơ sẽ ngồi ở bàn cuối, các cô học tṛ đều ngồi bàn trên, thỉnh thoảng lén quay lại quan sát xơ bằng vẻ ṭ ṃ soi mói làm xơ bất an và tôi biết vậy lại càng cảm thấy ḿnh bất an hơn.

 

Thế là cuộc “dự giờ” của xơ bất thành.

 

Giờ đây, nhờ câu hỏi nọ của cô học tṛ cũ, tôi mới nhận ra sự đánh giá của xơ ngày ấy. Tôi cứ nghĩ là xơ nói lời đưa đẩy, chỉ cốt hợp thức hóa việc đ̣i hỏi dự giờ mà thôi.

 

Một ngày Tết, Tŕnh từ đâu xộc về bảo:

 

-         Xơ Jeanne nhắn mày chiều nay xuống chơi. Có chuyện muốn nói đấy!

 

Th́ ra hắn ta vừa đi chúc Tết Hiệu trưởng. Tôi vốn chưa hề thực hiện tục lệ xă giao ấy. Hắn biết thế nên không rủ cùng đi th́ phải. Nhưng lời hắn nói đă làm tôi quá đỗi hoang mang.

 

Dạy một trường nữ sinh mà để xảy ra cái việc Hiệu trưởng “có chuyện muốn nói” th́ cầm chắc mười mươi là “lành ít dữ nhiều”. Tôi lục tung trí nhớ cố t́m xem ḿnh đă thất thố điều ǵ chăng nhưng kết quả cũng như mọi cuộc lục lọi khác, càng lục kỹ th́ lộn xộn càng nhiều, đành phó cho may rủi, ra sao th́ ra.

 

Giấc ngủ trưa hôm ấy vô cùng tồi tệ. Chưa đến giờ hẹn, tôi đă vội phóng xe đi. Vừa ngồi vào xa lông, tôi vào đề ngay, quên phắt việc phải chúc Tết cho phải phép:

 

-         Tŕnh có chuyển lại lời nhắn của xơ. Thưa xơ, có việc ǵ thế ạ?

 

Giọng xơ điềm đạm:

 

-         Tôi chắc thầy đă biết việc nầy rồi…

 

Tôi ngơ ngác:

 

-         Thưa xơ, tôi có biết ǵ đâu?

 

Xơ có vẻ không tin lời tôi nhưng vẫn đều giọng nói tiếp:

 

-         Ngài Giám mục có trách tôi rằng các xơ chọn giáo sư kỹ lắm, sao lại để cho một “kẻ hồi chánh” lọt vào được.

 

Tôi giật ḿnh, hoang mang cực độ. Lại giận dữ nữa, nhưng đang đắn đo chọn lời, v́ trong quá khứ, thỉnh thoảng tôi phạm lỗi “vạ miệng” đúng như lời dự đoán của khoa Tử vi của Trần Đoàn lăo tổ.

 

Bất chợt tôi nh́n rơ thêm nhiều việc. Bấy giờ tôi được mời dạy cả ba trường Công giáo, Hưng Đạo, Vinh Sơn và Thánh Tâm. Trường Hưng Đạo tôi mới nhận, dạy được vài ba giờ th́ bận đi chấm thi, tôi nhờ người bạn thân dạy thế v́ nam sinh hiếu động, vắng thầy rất bất tiện. Chấm thi xong, tôi về dạy th́ Linh mục Hiệu trưởng tiếp tôi với vẻ mặt đăm đăm thật khó hiểu:

 

-         Học tṛ than phiền rằng thầy dạy “buồn lắm”!

 

Anh chàng thư kư văn pḥng vọt miệng lên tiếng hệt như chính anh mới là kẻ bị chê oan:

 

-         Thưa Cha, không phải rứa mô. Vừa qua chỉ là người dạy thay. Thầy ấy phải đi chấm thi đấy thôi.

 

Linh mục Hiệu trưởng thản nhiên:

 

-         Nhưng tôi đă lỡ mời người khác rồi!

 

Tôi rất giận nhưng không biết nói ǵ, đành lẳng lặng ra về sau khi bắt tay, cảm ơn miễn cưỡng.

 

Nhớ lại hồi ông mời cộng tác, tôi vui mừng biết bao nhiêu! Tôi vui mừng v́ nh́n qua màu áo ḍng, tôi đoán ông thuộc ḍng tu rất ư danh giá của Giáo hội, ḍng ấy từng có một triết gia René Descartes vang danh trong giới học giả và cũng có một người Việt thuộc ḍng ấy từng đỗ đến sáu bằng tiến sĩ ở nhiều Đại học danh tiếng. (Kỷ lục ấy h́nh như chưa bị vượt!) Thế nhưng cái bắt tay miễn cưỡng khi rời văn pḥng Hiệu trưởng trường ấy đă biến sự hoan hỉ trước kia đổi thành sự căm giận. Ngày nay, khi hồi tưởng trọn vẹn, tôi cảm thấy ḿnh đă giận oan ông kể thật tôi nghiệp. Vẻ mặt khó chịu của ông hôm ấy, rơ ràng là tôi chả hiểu mảy may, cứ tưởng rằng ông dành trọn cho tôi!

 

=*= Tiếp

 

Ở trường nữ Vinh Sơn, tôi đảm nhiệm môn Văn lớp Đệ Tứ nhưng phong b́ lănh lương của tôi không đến nỗi quá lép v́ ở đấy tôi c̣n dạy kèm môn Hán văn cho xơ Giám học, nhân vật đứng thứ hai trong ban lănh đạo. Đặc biệt là khi thi cử nhân văn chương năm ấy xơ nọ “trúng tủ” đề thi tôi dự đoán. Tôi nghĩ là ḿnh có được ưu thế vững bền. Đột nhiên bắt đầu từ năm ấy, trường nọ không mở tiếp lớp Đệ Tứ (tôi không dám chắc là Giáo hội Roma có nhận được tờ tŕnh cụ thể về lư do “ngắt ngọn” ngang xương ấy hay không). Thế là tôi được miễn nhiệm một cách êm đềm tế nhị. Thật tội nghiệp cho các đồng nghiệp chịu vạ lây.

 

Tôi nhấc tách trà, chấm dứt phút “thả hồn đi hoang” của ḿnh. Giọng xơ Jeanne vẫn đều đều:

 

-         Năm ngoái, đức Giám mục có lời khuyên “chúng tôi” chấm dứt cộng tác với thầy. Ngài có ư kiến của Ngài, tôi cũng có ư kiến của tôi. Thầy đừng lo.

 

Hai tiếng “chúng tôi” vừa có nghĩa là ban lănh đạo Thánh Tâm, lại vừa có nghĩa là ban lănh đạo cả ba trường Công giáo đă kể.

 

Tôi phát biểu gượng gạo:

 

-         Thưa xơ, chắc có cô học tṛ nào trả thù vặt đây. Thỉnh thoảng tôi cũng có gơ vài cán chổi lông lên đầu mấy cô ăn vụng quà trong lớp…

 

Xơ Jeanne cười lóe chiếc răng vàng:

 

-         Thế ư! Thầy chờ tôi một lát nhé!

 

Xơ bỏ vào trong, rồi trở ra, tay cầm theo một món đồ đặt lên bàn. Đó là chiếc tháp Eiffel thu nhỏ tí tẹo, cự li chân tháp chỉ độ vài phân. Xơ củng cố ḷng tin cậy cho tôi đây!

 

-         Thầy yên tâm. Cứ cộng tác b́nh thường đi nhé! Biếu thầy vật này.

 

Tôi cảm ơn ra về, đầu óc cứ vẩn vơ không sao rời khỏi chuyện vừa xảy ra.

 

Tín đồ Công giáo vốn tự coi ḿnh là con chiên ngoan đạo tức là những con cừu ngoan ngoăn vâng theo sự chăn dắt của Bề trên, thế sao xơ Jeanne dám ương bướng thế được nhỉ? Tội bất tuân chăn dắt như vậy, liệu có thể gặp hậu quả rất tệ hại không chừng bị “rút phép thông công” tức bị khai trừ ra khỏi ḍng tu chưa biết chừng. Tôi lờ mờ đoán rằng xơ có uy tín hoặc uy thế khá lớn nên mới nhận được sự nể nang nhượng bộ như thế từ Ṭa Giám mục.

 

Trong giáo hội Thiên chúa, khi nhắc đến hàng Giám mục, người ta luôn kèm chữ Đức, chữ Ngài, nghĩa là các vị ấy được trọng vọng tôn kính vô biên như đức Giáo hoàng, Hồng Y giáo chủ. Ngay người ngoại đạo cũng áp dụng cung cách xưng hô ấy, v́ vậy thái độ của xơ Jeanne sánh ngang với tội “kháng chỉ” dưới các triều đại phong kiến (Sách Từ nguyên có ghi lại trường hợp Phương Hiếu Nhụ bị vua Thành Tổ đời Minh trị tội kháng chỉ bằng thảm án “tru di thập tộc”, rơi đầu cả đến học tṛ). Thẩm quyền của tôn giáo vốn mạnh hơn vương quyền kia mà!

 

Chiếc tháp nọ là món quà thể hiện ḷng ưu ái cao nhất mà tôi được nhận trong đời ḿnh. Ḷng ưu ái ấy đọ với tháp Eiffel kể ra cũng không phải là quá đáng. Tôi đặt nó trên bàn làm việc của ḿnh trong pḥng riêng. Tôi dùng nó làm vật chận giấy để có thể ngắm nghía hằng ngày cho đến khi nó mất trong một cuộc hôi của hỗn loạn.

 

Suốt một thời gian dài tôi cho rằng món quà mỹ nghệ ấy được làm bằng đồng hay sắt và được mạ lên một lớp vàng không đáng kể, nhưng gần đây tôi chợt có ư nghĩ khác. Ư nghĩ đó có chút liên quan đến ông Kh., một người câm điếc, hơi dị dạng, giữ việc mở đóng cổng trường.

 

Một lần đến trường, bắt gặp ông đi xiên xiên khá vất vả bên lề đường. Tôi đoán ra ông đang vội về trường cho kịp giờ làm việc và tôi có bổn phận phải giúp đỡ. Tôi dừng xe cạnh ông, vỗ vỗ lên yên tỏ ư mời. Ông gật gật đầu cảm ơn nhểu cả nước dăi ra khóe đôi môi bị co rút khi nhoẻn cười.

 

Tôi bước vào pḥng hội đồng, gặp ngay xơ Hiệu trưởng. Xơ thường có mặt ở đấy, chuyện tṛ với mọi người vài câu thân mật. Xơ hỏi tôi:

 

-         Thầy vừa chở thằng Kh. về đấy à?

-         Vâng ạ.

-         Ai thấy hắn như rứa, cứ nhầm là hắn nghèo. Thực ra, hắn giàu lắm nhé! Nhiều thầy ở đây có lẽ c̣n kém hắn đấy! Hắn hiện có hơn sáu lạng vàng rồi. Hắn không biết tiêu pha chi, lương của hắn tôi gom lại sắm vàng để dành hộ cho hắn mà!

 

Trời đất! Cái anh chàng Kh. dị dạng nọ mà có vốn liếng đến hơn sáu lạng vàng ư? Lời kể của xơ Hiệu trưởng như xua vào hệ thần kinh tôi một đàn kiến li ti, không kiếm được mật mỡ ǵ, chúng lùng sục rần rần trong đó. Tôi có cảm giác thật rơ như thế.

Anh ta có biết vàng là thứ ǵ, dùng làm ǵ hay không nhỉ? Ngay đến cầm nó thôi, chắc ǵ anh cầm được? Dị tật làm ngón tay anh cố định ở thế co quắp, ḷng bàn tay ển bật lên, khó mà cầm nổi. Đúng là Tạo hóa rất giống đứa trẻ nghịch ngợm khi tạo nên cơ thể anh như thế. Người xưa gọi là Hóa nhi quả không sai. Nh́n vào người anh, chỗ nào cũng t́m ra khuyết tật. Thế mà anh có đến hơn sáu lạng vàng! Phải chi là tôi có, nghe chừng c̣n hay hơn!

 

Nghĩ vẩn vơ như thế, bất giác tôi giật thót: “Biết đâu là ḿnh cũng đă có?” Anh Kh. kéo cổng c̣n được trả 6 lạng không chút nề hà th́ xơ Jeanne cũng có thể biếu tôi một chiếc tháp Eiffel bằng vàng18 ca-ra lắm chứ! Chiếc tháp ấy có thể là bằng đồng vô thưởng vô phạt như thứ hàng mỹ nghệ bán tràn lan cho khách du lịch th́ nó cũng có thể là món quà kỷ niệm cực quí giá (ví dụ thưởng cho người khách thứ 100 triệu đến tham quan Eiffel?) và xơ ngắm quá nhiều năm nên hóa nhàm, biếu quách cho tôi để…củng cố ḷng hào phóng? Xơ đă từng to gan cưỡng lệnh đức Giám mục th́ lẽ nào cái gan to ấy phải teo lại v́ tiếc xót vài chục lạng vàng? Nhất là khi xơ thấy ḿnh không c̣n thích nó nữa và nghĩ rằng tôi mới thực là kẻ cần đến nó để cải tạo cuộc sống bản thân? Biết đâu chừng xơ đă nghĩ như vậy. Ở đời chả thiếu ǵ điều không thể với người này lại là điều rất có thể với người khác, chuyện như thế nào có ǵ lạ đâu?

Nếu kiểu ức đoán vớ vẩn của tôi mà chính xác th́ tôi chả biết trừng trị ḿnh như thế nào về cái tội:

 

Cầm vàng lại để vàng rơi,

Ngẩn ngơ mà tiếc vàng ơi là vàng.

 

 

Hết…

 

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại 吳文赖老师

Việt Nam, Tháng 02, 2013

 

 

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 Copyright © 2004 - Present KHAIMINH.ORG | Website Disclaimer