CUỐN HỌC BẠ PHI PHÁP

 

LÀ CUỐN HỌC BẠ CỦA… Nguyễn Thị Th.

 

 

 

 

 

Sở dĩ tôi không ghi đầy đủ tên của đương sự là để tránh cho cô ta việc “truy cứu trách nhiệm h́nh sự” nếu thủ tục nọ vẫn c̣n thời hiệu đến tận ngày nay.

 

Chuyện xảy ra vào năm 1975. Cuộc “thống nhất đất nước” diễn ra khi cô ta đă học hơn bảy tháng môn văn tôi dạy lớp 12 ở trường Huyền Trân, và cô ta tiếp tục hết chương tŕnh văn 12 do cô Nguyễn Thị Đẹp phụ trách. Bấy giờ tôi được tạm nghỉ việc, dân trong nghề gọi đùa là giáo sư…mất dạy, bất lương.

 

Trong quá khứ, tôi từng đă bị bắt giam đến bốn lần về tội “làm tay sai cho Việt cộng”, tuy không thành án nhưng cũng kịp h́nh thành cho tôi một tâm lư tệ hại là không cảm thấy an nhiên tự tại như mọi người mà luôn lo ngay ngáy là bất cứ tên chỉ điểm hạng bét nào cũng thừa sức đẩy ḿnh vô tù nên cứ kiếm được đồng nào là tiêu béng cho xong. Lính tráng th́ có châm ngôn “tiền lính tính liền”, tôi cũng mô phỏng họ đề ra phương châm “lương tháng nào “xào” tháng nấy” nên khi miễn cưỡng làm kẻ “bất lương” không kiếm được 30kg gạo hàng tháng bấy giờ, cảnh sa sút của tôi hiện ra rất cụ thể. V́ vậy, khá nhiều học tṛ cũ biếu này biếu nọ cho tôi đủ sức duy tŕ sự sống cầm cự với đời. Cảm động nhất là có em rang hẳn cho tôi một lon guigoz đầy muối mè đủ dùng cả tháng. Lạ nhất có em múc đầy lon nhôm món cà ri là món không ngờ có mặt vào giai đoạn ấy (tôi nghi nhà cô ta đang có sự kiện ǵ vô cùng trọng đại). Trong cảnh ngộ “bất lương” mà được biết mùi t́nh nghĩa đến thế th́ thật quá phận. Tôi không lạc đề như trên để tỏ ḷng biết ơn sâu sắc học tṛ cũ th́ thật chẳng ra làm sao. Đâu có dịp nào để nhắc loại t́nh nghĩa đáng viết chữ hoa ấy?

 

Chuyện của Nguyễn Thị Th. có “mẫu số chung” với các kỷ niệm trên nhưng nghiêng về tinh thần hơn. Th. đến biếu tôi một bọc trái cây, vừa gọt cho tôi ăn vừa tṛ chuyện. Không khí thật hạnh phúc. Cuối cùng cô ta lôi trong túi xách ra cuốn học bạ.

         

-         Thầy phê giùm học bạ cho em.

 

Tôi sửng sốt:

 

-         Sao lại thầy? Phải cô Đẹp phê chứ?

 

Th. đáp đầy vẻ tự tin:

 

-         Em có xin phép cô Đẹp rồi. Cô cho phép ạ!

 

Tôi không tin tí nào. Chẳng có cô giáo nào có chồng đang đi cải tạo lại to gan xử sự như thế. Hơn hai mươi năm sau, chuyện tṛ với cô Đẹp qua điện thoại, cô Đẹp thoái thác là không c̣n nhớ. Tôi chê ngay cô Đẹp là không nhớ một chuyện như thế rất đáng coi là trí nhớ của cô có sự cố, một dạng bệnh tâm thần “kiện vong”, tức thứ bệnh chẳng nhớ ǵ quá khứ. Lại phải mất thêm hàng chục năm sau tôi mới dốc khả năng suy luận để tin rằng Th. chả xin phép xin tắc ǵ cô Đẹp (v́ thừa biết là vô hiệu!) mà chỉ “thuỗn” đại nhờ mang đi mang về hộ cô ấy thành thử cô ấy chẳng có ǵ để nhớ.

 

Ở vào cảnh ngộ Th. chắc tôi chả bao giờ dám mạo hiểm như thế vào cái năm 1975 ấy. Là dân Tuy Ḥa (tôi đoán qua chất giọng) mà theo học ở Nha Trang, tất không phải ḍng dơi “ngụy quân” th́ cũng “ngụy quyền”, thành phần giai cấp xuất thân lôm côm như thế, lo sợ phờ người c̣n chưa xiết, phận con gái con ghiếc, bộ xơi gan cóc tía hay sao mà dám giỡn mặt quốc pháp đến thế? Chắc cô ta không đủ sức h́nh dung rằng một chuyện như thế ở vào một thời điểm như thế, những nhân viên ṭa án đang thiếu điểm thi đua, họ rất sẵn sàng đẩy cô vào tầm ngắm của một vụ án điểm để răn đe cho hàng triệu học sinh mới tiếp quản đầu óc hăy c̣n ngu ngơ chưa đủ ư thức kiêng dè phép nước.

 

Tôi phê vào học bạ. Cũng có nghĩa là tôi đồng phạm với Th. về một việc trái nguyên tắc mười mươi.

 

Nếu tôi không dám làm thế th́ bây giờ chẳng lấy cái ǵ để kê đầu…êm ái cho tuổi già hôm nay.

 

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại 吳文赖老师

Việt Nam, Tháng 03, 2014

 

 

 

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 Copyright © 2004 - Present  KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer