T̀NH YÊU THẦY TR̉

 

 

 

http://farm6.staticflickr.com/5126/5255165714_3a38aee00c_z.jpg

 

 

 

 

Sáu năm đầu dạy ở Nữ Trung Học Nha Trang (sau đổi ra Huyền Trân) tôi nhận được cả thảy…17 lá thư tỏ t́nh của học tṛ, hầu hết là học sinh lớp Đệ Tứ (lớp 9 ngày nay). Đấy là lứa tuổi đầy háo hức đi t́m “t́nh yêu đầu tiên” làm thứ “tṛ chơi cuối cùng” cho tuổi trẻ con theo cách nhận xét của người Nga. Nhiều trường khác tôi cộng tác cũng có lắm nữ sinh (VH, KM, VS, TT, ĐK, VHQĐ,  ĐHDH) nhưng nói chung chả có bức thư t́nh nào, chỉ có năm bảy thư tṛ chuyện ḷng ṿng chứ không đả động việc “mong được ở cạnh thầy suốt đời…” (Tôi có hơi nghi ngờ là ở kiếp trước ḿnh chẳng may “đạp vía” nhằm Đông Gioăng ( Don Juan ) hay Sở Khanh ǵ đó cũng nên!)

 

Ở vào giai đoạn trẻ khỏe ấy của ḿnh, thật chẳng dễ ǵ dửng dưng vô t́nh trước cơ hội hấp dẫn chết người nọ, thế nhưng tôi đành phải ngậm ngùi để mặc cho nó vuột khỏi tầm tay, bởi tuy chưa tới tuổi năm mươi nhưng tôi đă “tri thiên mệnh”. Theo tôi, để lèo lái hữu hiệu đời ḿnh, ư thức “Thuận mệnh” là điều vô cùng trọng yếu.

 

Các bức thư nọ được tôi bảo quản đặc biệt cho đến ngày một cuộc hôi của ngu ngốc chấm dứt thời kỳ tồn tại của chúng. Tôi dám đánh cuộc là phần lớn các cô gửi thư ngày ấy nay đă quên béng “tṛ chơi” của ḿnh từ lâu. Lúc nhận được thư, tôi lặng thinh không phúc đáp, cũng chẳng t́m cách gặp riêng cô nào (bởi tôi biết rất chắc loại chuyện như thế đến tai bà Hiệu Trưởng, nhất định là bà sẽ “lá chuối lót tay” xách cổ tôi ném một cú xa tít tắp phá thật sâu tổng số kỷ lục ném đĩa ở các kỳ Olympic như chơi!). Tôi cứ tưởng như thế là yên ổn, chợt một hôm ông bạn Đoàn Văn Sảng tiết lộ chuyện động trời: “Sáu năm nay, không lúc nào ḿnh quên ổng…”. Đấy là lời tâm sự trong thư một cô nọ gởi cho bạn cũ vốn là em vợ anh ta. (Mang theo một mảnh t́nh đơn phương như thế ở tỉnh lẻ mà bảo quản lâu bền đến thế giữa môi trường Đại Học chốn phồn hoa đô hội thật đáng cho là chung t́nh có đẳng cấp! Sự “nói tới nói lui” của ông bạn họ Đoàn làm lởn vởn trong trí tôi câu “dạy khôn” của nhà tư tưởng Pháp “Hăy nên lấy người yêu ḿnh, đừng nên lấy người ḿnh yêu” khiến tôi nảy ư định “làm một cái ǵ đó” cho đời ḿnh nhưng rồi tôi lại lo lắng: Biết đâu năm thứ bảy nầy cô ta lại thấm nhuần sâu sắc hơn tôi về lời dạy kia th́ kể như ḿnh … xôi hỏng bỏng không!). Chao ôi! phải chi ngày trước tôi đừng coi bói.

 

Năm 1973, ở Viện Đại Học Duyên Hải, giáo sư Lê Hữu M. cho sinh viên trần thuyết nhằm kiểm tra quan điểm về t́nh yêu thầy tṛ qua tác phẩm Thung Lũng T́nh Yêu của Lệ Hằng (thuyết tŕnh viên là Trần Ngọc T. lớp Việt Hán II).

 

=*= Tiếp (1)

 

Ông M. theo dơi chăm chú v́ đấy là chuyện của ổng, c̣n tôi chỉ nghe loáng thoáng gọi là giữ “phép lịch sự”, nào ngờ lúc tàn cuộc, đột nhiên ông dùng vai hích nhẹ tôi:

 

-         Cậu lên kết luận đi!

 

Th́ ra bản thân tôi đă lọt vào tầm ngắm “kiểm tra quan điểm” của ông vậy mà ông chẳng hề báo sớm vài phút cho tôi chuẩn bị! Kể  cũng “ác” thật!

 

Tôi cảm ơn  nầy nọ theo thông lệ rồi ôn tồn phát biểu :

 

-         Anh T. cổ vũ cho t́nh yêu thầy tṛ khá tích cực đấy! Tôi có cảm nhận anh giống như một người lính đứng trong lô cốt “t́nh yêu thầy tṛ”, chẳng sợ ai tập kích phía sau, cứ thả sức xả đạn về mọi phía những kể tấn công nó. Thật ra T́nh yêu thầy tṛ không dễ bảo vệ như thế đâu. Dư luận xă hội tấn công áp đảo lắm.

 

Làm nghề dạy mà không được học tṛ yêu ḿnh, đấy là nhà giáo thất bại nhưng nếu coi thứ T́nh yêu ấy là T́nh yêu khác phái th́ thất bại ngay từ đầu c̣n đỡ tệ hại hơn. T́nh yêu thầy tṛ chỉ có giá trị thực sự khi cả hai đă là thầy tṛ cũ của nhau.

 

Đúng như người đời thường nói : “việc người th́ sáng, việc ḿnh th́ quáng”. Tôi “giữ ḿnh” như vậy nhưng rồi không được như vậy. Mấy tháng sau đó, tôi bị gục ngă trước một nữ sinh đầy hồn nhiên, cô ta gần như không coi đấy là điều cấm kỵ, cần giấu giếm. Tôi gặp phải hai phản ứng kín đáo nhưng khá cụ thể:

 

Phản ứng thứ nhất từ phía bà Hiệu Trưởng. T́nh cờ gặp bà trong pḥng Tổng Giám Thị, bà nhập đề không rào đón ǵ:

 

-         Ḿnh biết chuyện anh và X. rồi. Được đấy! nhưng phải để yên cho cô ta tốt nghiệp đă. Ḿnh quen gia đ́nh ấy lắm. Có cần ḿnh nói giúp cho.

 

Tôi chỉ cười cười, không gật cũng chẳng lắc. Bà đâu biết rằng cô ta đă giao kết với tôi một điều kiện có vẻ … chẳng giống ai:

 

Hôm ấy, sau một hồi lặn hụp chán chê, tôi lên bờ đi lững thững dọc mé biển để góp nhận ánh nắng mai cùng ngắm kẻ quen người lạ. Chợt từ mé nước vang lên tiếng chào hơi mạnh:

 

-         Thầy!

 

Tôi chưa kịp nhớ ra tên cô ta th́ vừa may cô ta tự xưng tên:

 

-         Ba X. (mă hóa tên cô ta) khen chữ thầy đẹp lắm!

-         Ba X. thấy chữ thầy ở đâu?

-         Ở Thành Tích Biểu …

-         Thầy phê ǵ?

-         Phê: Vô kỷ luật – Không xếp hàng vào lớp.

 

Tôi đổi đề tài:

 

-         Bơi khá chứ?

 

Gật

 

-         Dám thi không?

 

Gật.

 

-         Cho X. bơi trước, Thầy đuổi kịp tức X. thua đấy nhé!

 

Lại gật.

 

Tôi hô mạnh “Bắt đầu!” X cắm cổ bơi mải miết. Tôi giả bộ nóng máu ăn thua, bơi rượt theo bén gót nhưng vẫn cố t́nh giữ nguyên khoảng cách một sải tay.

 

Đến lúc nghe X hô “Thua!” bằng một giọng mệt mỏi, tôi dừng ngay lại. Nếu ngay lúc ấy nàng đuối sức th́ tôi nguy to v́ cách bờ quá xa, chỉ có hai người chúng tôi trơ trọi giữa trời xanh nước biếc. Những đợt sóng xô đẩy nhau ồ ạt cuồn cuộn vào bờ khiến chúng tôi không c̣n nhận ra nổi quan cảnh sinh động của đám người li ti thoắt mất đi, thoắt hiện lại phía bờ xa tít. Tôi bất chợt nghĩ đến điều nguy hiểm rùng rợn có thể xảy ra cho kẻ bơi xa bờ. Tôi nh́n sâu vào mắt cô ta xem cô ta có bị ám ảnh bởi nỗi sợ ấy không, thế nhưng cô nàng có vẻ khá b́nh thản, vẻ mặt phảng phất chút tinh ranh.

 

-         Thầy à?

-         Ǵ vậy?

-         X. có việc này bàn với thầy, thầy nghe thử ra sao nhé!

-         Ừ…! Việc ǵ?

-         X. nói điều nầy xin thầy đừng giận X. hỉ. Thầy bói coi cho X, đoán rằng mối t́nh đầu của X sẽ tan vỡ. Mối t́nh thứ hai mới bền vững. Thầy làm mối t́nh đầu cho X. nhé! Được không thầy?

 

Tim tôi nhói lên trong tích tắc. Nếu bấy giờ có nhà phẫu thuật nào rạch nhanh ngực tôi, chắc người ta bắt gặp một quả tim tím ngắt v́ động mạch chủ “đ́nh công” đột ngột. Có thể coi cô ta là kẻ hồn nhiên nhất trên  đời, trước đấy không có và sau này có lẽ cũng không.

 

Tôi ngần ngừ nửa giây rồi ấp úng:

 

-         Như vậy … cũng được!

 

Tôi ngoan ngoăn nhận vai “người yêu bản nháp” v́ thật dạ nghĩ rằng thần Cupidon chỉ có thể hào phóng với tôi đến mức độ ấy. X. vô t́nh khiến tôi nhớ đến cô thầy bói sáng Thanh Ṛon trẻ đẹp, dáng vẻ quư phái đă “phán” sau khi xem chỉ tay cho tôi:

 

-         Sau này anh sẽ dạy rất nhiều nữ sinh. Rất nhiều cô đến với anh nhưng chẳng ai đi đến cùng đâu. Số phận của anh là thế đấy! Nếu cải số, anh nhất định buộc phải nhận một trong hai kết cuộc bi thảm, hoặc tử biệt hoặc là sinh ly, tan vỡ hết lần nầy đến lần khác. Đành phải chia buồn với anh thôi. Nếu liều lĩnh anh cũng chỉ có đôi dịp hạnh phúc ngắn ngủi. Tôi không thể nói khác để làm vừa ḷng anh khi những đường chỉ tay của anh đă xác định như thế, mà người quan sát lại là tôi.

 

Mấy tháng sau cuộc xem bói ngán ngẩm nọ, khi bốc thăm nơi thực tập, tôi “bắt” nhằm trường Đồng Khánh! Lởn vởn trong trí tôi là câu thơ truyện Kiều:

 

Đă tin việc trước, ắt nhằm điều sau.

 

(chữ “tin” của Nguyễn Du ở đây ngụ ư là “trúng đích” chứ không phải “tin tưởng”)

Đó là ngọn nguồn của sự OK quá mau mắn của tôi khi X vừa nói xong lời đề nghị. Và đấy cũng là lư do cho khi chia tay sau đó mấy năm chúng tôi chả ai mất giọt nước mắt nào. Phải chi trước kia tôi không lạc bước vào văn pḥng đoán vận mệnh của nhà nữ tiên tri Thanh Ṛon, bởi đă biết như vậy mà vẫn cố t́nh vi phạm, đáp ứng những mối chân t́nh, không khéo mắc tội sát nhân có dụng ư. Tôi cam phận tra tay vào loại c̣ng số 888 của ác thần Số Mệnh ngay từ năm 1965 rồi mà! Quật cường hết cấp như Nguyễn Công Trứ mà c̣n thốt lên câu than thở “Bởi số tránh sao cho khỏi số” huống chi là cái ngữ thằng tôi?

 

Tôi kết thúc mối t́nh say đắm ấy (có định hạn sử dụng hơi mơ hồ!) bằng bài thơ Tạ Từ gởi cho nàng sau đó ít lâu. Đôi bên vẫn tiếp tục thư từ cho nhau vài năm nữa, chủ yếu thông báo t́nh h́nh sức khỏe cùng đôi ba chuyện bông phèn vô thưởng vô phạt, không đả động ǵ chuyện cũ.

 

=*= Tiếp (2)

 

Phản ứng thứ hai xuất phát từ phía một nhóm học sinh Th T, cầm đầu là một cô khá xinh đẹp lại thật sự thông minh  (nghe đâu cô ta hiện là chuyên gia tài chính ở một quốc gia có nền tài chính kềnh càng, phức tạp nhất thế giới, số tỉ phú chiếm gần phân nửa toàn cầu).

 

Theo lời X kể lại th́ nhóm học sinh ấy hẹn gặp X, và khi X thừa nhận mối t́nh nọ là có thật th́ họ nhau nhau phản đối có phần quyết liệt:

 

-         Không được!

-         Ông ấy là “của chung”. Không ai được phép chiếm làm của riêng. (Té ra tôi thực thụ là thứ “Ở đời muôn sự” trong câu ca dân gian xưa nay!)

 

Cuộc hành xử ấy thật lạ đời. Lời khuyến cáo nọ nghe cũng lạ đời nốt. Tôi cảm thấy thật ấm ḷng về t́nh h́nh diễn ra độc đáo cho ḿnh như thế. Tôi xếp hạng “gối êm đặc biệt” là v́ vậy.

 

Xem ra cả bà Hiệu Trưởng lẫn nhóm học sinh Th T có “mẫu số chung lớn nhất” với quan điểm của tôi đă phát biểu ở Viện Đại Học Duyên Hải trước đó.

 

Bẵng đi hơn ba mươi năm, tức là lúc con cái nhiều học tṛ cũ đă học xong Đại Học bỗng nhiên một hôm nọ tôi nhận cuộc điện đàm hơi lạ. Giọng trong máy nghe nhừa nhựa, vừa giống kẻ ngái ngủ vừa giống kẻ say rượu.

 

Hỏi thăm sức khỏe nầy nọ xong, cô ta chợt hỏi:

 

-         Đố thầy đoán được em gọi thầy ở đâu đây?

-         Chịu!

-         Trong buồng tắm đây nhé!

 

Tôi lặng người mấy giây mới đoán  được  t́nh  h́nh rồi  “nặn” nổi một câu đùa nhạt thếch:

 

-         Tắm một ḿnh hay mấy ḿnh vậy?

-         Sáu mống ạ!

 

Năm “mống” khác lao nhao xưng danh. Tôi không kịp nhớ ra ai là ai, ngoài cô đang chủ động cuộc gọi nọ.

 

Có lẽ tôi hiểu được ư các cô nên cố vớt vát chút đỉnh bằng câu đùa:

 

-         Hăy thử tưởng tượng cho hết cấp là tắm .. bảy “mống” đi nhé!

 

Liền đó là hàng loạt tiếng cười rúc rích nghịch ngợm thật dễ thương. Tôi nhớ da diết những ngày tháng ngót bốn mươi năm về trước…

 

Tôi cảm thấy cuộc gọi của các cô U.60 nọ phảng phất màu sắc T́nh Yêu trong sáng chứ không chỉ là t́nh nghĩa đơn thuần. Nó rất thực tình, hoàn toàn hồn nhiên và mơ hồ một chút tính chất “bản năng gốc”. Có thể tôi nghĩ nhầm cũng nên. Chính đấy  ́i là thứ tình yêu nguyên sơ, vô cùng tinh túy không hề lẫn tạp chất. Nghĩ thật đáng công cho việc dạy những trường Nữ.

 

Thứ “chuyện bây giờ mới kể” nhắc lại vào lúc nầy nghe có vẻ sường sượng vô duyên nhưng nếu “sống để dạ, chết mang theo” th́ cũng gây khiếm khuyết phần quan trọng cho nền văn hóa ứng xử trong cuộc sống b́nh thường. Chính đấy mới thực sự là nền tảng vững chắc cho hòa bình thế giới, tuy gọi như thế nghe có vẻ dao to búa lớn khó nghe. Làm thế khác ǵ tôi vứt bỏ chiếc gối êm ái nhất của ḿnh? Chắc người đọc một là thông cảm, hai là lướt qua, không nhận xét bừa băi, phê phán tùy tiện về phẩm cách người viết.

Hết…

 

 

 

Giáo Sư Ngô Văn Lại 吳文赖老师

Việt Nam, Tháng 01, 2013

 

 

 

 

 

请阅读吳文赖老师佳作 * Xin mời đọc một số tác phẩm cuả Giáo Sư Ngô Văn Lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*** 投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 Copyright © 2004 - Present KHAIMINH.ORG | Website Disclaimer