SỬ TÍCH MIẾU CHIÊU ỨNG TỪ  昭应祠 TẠI NHA TRANG

 

( ĐANG LẬP HỒ SƠ ĐỂ XEM XÉT CÔNG NHẬN DI TÍCH VĂN HÓA )

 

 

 

越南芽莊昭應祠  Chiêu Ứng Từ ( Cầu Đá ) Nha Trang, Việt Nam

 

 

 

I.                  TÊN GỌI DI TÍCH:  CHIÊU ỨNG TỪ

 

1.     Di tích có một tên gọi là chữ Hán, không có tên gọi khác;

2.     Nguồn gốc của việc đặt tên cho di tích: Để thờ vong linh của những thương buôn người Hoa gốc Hải Nam gặp nạn chết trên đường từ Việt Nam trở về đảo Hải Nam Trung Quốc.

3.     Sự thay đổi tên gọi của các di tích qua các thời kỳ lịch sử: Không thay đổi tên gọi.

 

II.               ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỔ VÀ ĐƯỜNG ĐI ĐẾN DI TÍCH:

 

1.     Ghi rơ địa chỉ của di tích : 22 đường Trần Phú, Tổ 1, Khóm Cầu Đá, Phường Vĩnh Nguyên, Thành Phố Nha Trang ( trước năm 1933 di tích được xây dựng ở đảo Trí Nguyên, do chiến tranh nên năm 1933 di tích được bà con đồng hương Hải Nam dời về địa chỉ trên để tiện việc cúng bái).

2.     Đặc điểm địa lư của di tích:  Mặt tiền đường Trần Phú

3.     Các hướng Đông: Giáp đường Trần Phú, Tây : Giáp nhà dân, Nam : Giáp nhà dân, Bắc : Giáp nhà dân.

4.      Các hướng Đông: Giáp Cảng Nha Trang, Tây : Giáp núi, Nam : Giáp Đồn Biên pḥng, Bắc: Giáp Viện Hải Dương học.

5.     Có bao nhiêu đường để đi đến di tích: Lấy tâm điểm thành phố Nha Trang đi dọc theo đường Trần Phú đến Cảng Nha Trang nh́n về phía tay phải có biển MIẾU CHIÊU ỨNG TỪ bằng chữ Hán. Đi bằng phương tiện ô tô, xe gắn máy là thuận lợi nhất, chỉ có một con đường duy nhất đến di tích là đường bộ.

 

III.           DỰ KIỆN – NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ THUỘC TÍNH CỦA DI TÍCH:

 

1.     Không rơ năm xây dựng và chỉ biết là xây dựng nay đă hơn 100 năm từ thời vua Tự Đức do bà con người Hoa Hải Nam đóng góp tiền xây dựng lần xây dựng đầu tiên tại địa điểm làng Băy Miễu Phường Vĩnh Nguyên sau do chiến tranh nên chuyển sang đất liền là địa điểm hiện nay.

2.     Các năm trùng tu : Sau khi chuyển từ đảo Bảy Miễu vào đất liền Miếu vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ, chỉ thay mái ngói, các hoa văn chạm khắc theo kiến trúc văn hóa Trung Ḥa vẫn c̣n giữ nguyên vẹn.

3.     Các nhân vật được thờ trong di tích: Bàn thờ giữa chánh điện Thờ bài vị tạm dịch là “ Thanh Chiêu Ứng anh liệt 108 người chi thần vị – Sơn thủy nhị lọai nam nữ ngũ tính cô hồn chi thần” Nguyên gốc Miếu Chiêu Ứng Từ lần đầu tiên được xây dựng trên đất kinh thành Huế vào năm 1887 đường Chi Lăng khu Gia Hội, thành phố Huế c̣n gọi là Miếu Tàu có tên gọi là Chiêu Ứng Từ. Miếu được xây dựng bởi bang hội người Hoa gốc Hải Nam để thờ cúng vong linh 108 vị thương buôn người Hoa gốc Hải Nam bị giết vứt xác trên biển. Đây là miếu của người Hoa đầu tiên trên đất Huế, ghi dấu một sự kiện lịch sử và pháp chế đời Tự Đức. Những nơi khác có người Hải Nam cư trú, nhiều ngôi miếu tương tự cũng được xây dựng như: Đà Nẵng, Hội An, Khánh Ḥa (có 02 ngôi Miếu - thị trấn Vạn Giă và Nha Trang), Sài G̣n, Tân Gia Ba (Singapore), Thái Lan nhưng bề thế hơn cả là ngôi miếu ở thị trấn Hải Hậu, huyện Văn Xương, đảo Hải Nam nơi nguyên quán của những người đă khuất. Miếu Chiêu Ứng Từ Đà Nẵng hiện c̣n lưu giữ lá cờ vua Tự Đức ban cho, trên có thêu hàng chữ : “SẮC PHONG CHIÊU ỨNG OANH LIỆT, PHÓ PHONG ĐỨC BẢO TRUNG HƯNG”

4.     Sự tích nổi bật của di tích:

 

Vụ án:  Mùa hạ năm Tự Đức thứ 4 ( 1851) Chưởng vệ Phan Xích, cùng Lang trung Tôn Thất Thiều nhận lệnh quản suất chiến thuyền mang tên Bằng Đ̣an đi tuần tiểu vùng duyên hải các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngăi và B́nh Định. Ngày 6 tháng 7 ra cửa Thuận An.

 

Theo tớ tâu ghi ngày 25 tháng 7 của Phan Xích và Tôn Thất Thiều dâng về triều đ́nh th́ ngày 16 tháng 7 ở ng̣ai khơi đảo Thanh Châu thuộc tỉnh Quảng Ngăi họ phát hiện ba thuyền lạ của Trung Quốc, chiếc Bằng Đ̣an lập tức nhổ neo chạy ṿng sang phía bên kia đảo để quan sát kỹ hơn. T́nh nghi là thuyền của hải tặc nên liến bắn ngay vài phát súng thần công. Bị tấn công bất ngờ, ba chiếc thuyền lạ bèn giương buồm bỏ chạy. Ba ngày sau ( ngày 19 tháng 7 ) chiếc Bằng Đoàn bắt kịp chúng. Đôi bên giao chiến ác liệt, sau đó một chiếc trúng đạn đại bác vỡ tan, chiếc thứ hai bỏ chạy về phía đông, c̣n chiếc thứ ba trong t́nh trạng què quặt trôi bềnh bồng trên sóng. Một toán quân do Hiệp quản Dương Cử chỉ huy xông lên thuyền địch. Tuy đa số người đă chết hoặc bị thương nặng, nhưng khoảng một chục thuỷ thủ đoàn c̣n lại vẫn ngoan cố kháng cự nên cuối cùng họ bị giết hoặc nhảy xuống biển trốn thoát. Chiếc thuyền sau đó được kéo về đảo Chiêm Dự tức Cù Lao Chàm. Bản báo cáo c̣n thêm rằng mặc dù đụng độ địch nhưng chiếc Bằng Đoàn chỉ hư hại nhẹ, có thể sửa chữa lại được ngay. Ngoài ra th́ không tổn thất nhân mạng nào. Phan Xích và Tôn Thất Thiều sau đó ra lệnh cho đốt thuyền địch . Tinh thần anh em quân sỹ dâng cao, hai ông xin triều đ́nh xét thưởng công cho tất cả.

 

Vua Tự Đức xem xong tờ tŕnh tấu liền sinh nghi v́ đánh nhau với phỉ mà lính tráng chẳng ai bị thương tích ǵ, c̣n phía bên kia th́ bị giết sạch không một người bị bắt làm tù binh. Vua liền giao cho một quan bên bộ Binh đi tra xét. Viên ngoại Nguyễn Văn Tân điều tra xong trở về xác nhận lời tâu của Phan Xích và Tôn Thất Thiều là đúng sự thật. Trong tờ tấu về triều, Bên Bộ Binh kết luận rằng v́ chiếc thuyền sơn màu đen nên không thể là thuyền buôn được, và dựa theo lời kể của các quan cấp dưới cùng sỹ tốt th́ những người trên thuyền đó toàn là quân phỉ. Bộ này xác nhận tất cả đều bị giết sạch nhưng không có chứng tích nào cho thấy bên kia có kháng cự, rơ ràng là nói ngoa.

 

Đồng thời cũng trong thời gian ấy, một tên trong số thủy thủ của chiếc Bằng Đ̣an nhà ở gần phố Gia Hội ( khu phố người Hoa ở Huế ), nhân ăn nhậu không đủ tiền bèn cầm chiếc nhẫn cho chủ quán. Chẳng may cho hắn, vợ của một người mất tích nhận ra ( v́ mặt nhẫn có khắc tên của chồng bà ), bèn đánh trống kêu oan. Vua Tự Đức ra tra xét, tên ấy phải nhận tôi và khai hết sự t́nh.

 

Viên đội trưởng trong vệ Tuyền phong là Trần Hựu cũng thú nhận rằng hôm 17 tháng sáu năm 1851 thuyền quan đang đậu ở cửa biển Thị Nại được tin có ba chiềc thuyền lạ ng̣ai khơi đảo Thanh Dữ, chưởng vệ Phan Xích và Lang trung Tôn Thất Thiều liền ra lệnh nhổ neo, chạy ṿng ra phía sau đảo. Đến đây họ mới nhận biết đây là ba thuyền của Trung Quốc. Bị bắn ba chiếc bỏ chạy về phái đông. Thuyền quan rượt theo và tiếp tục bắn thần công về phía chúng nhưng chúng chẳng hề đáp lại . Đến ngày 18 tháng 7, hai chiếc thóat mất dạng, duy chiếc thứ ba v́ bị hư hại nặng phải hạ buồm đứng lại chịu trận. Cập lại gần, Phan Xích ra lệnh cho tất cả những người bên thuyền của Trung Quốc sang tŕnh diện. Họ tuân hành lệnh. Ba mươi người sang tŕnh thẻ, nói là nhà buôn ở Thừa Thiên xin về thăm quê Trung Quốc và được cấp phép, lại có biết Lang trung Tôn Thất Thiều và Suất đội Nguyễn Tỉ; những người c̣n lại đều buôn bán ở Quảng Ngăi. Họ c̣n thêm rằng đang trên đường trở về Trung Quốc, và thuyền họ là thuyền buôn, không có chiếc nào là hải tặc. Mặc dù đă khai như thế nhưng Phan Xích lại sai Hiệp quản Dương Cử dẫn một tóan quân sang khám xét chiếc tàu lạ. Họ thấy bên đó chỉ ṭan là hàng hóa mà không có vũ khí nào cả. Tuy vậy Dương Củ vẫn được lệnh phải trói tất cả những người bên thuyền ấy lại, gồm có 75 người Hoa. Qua đêm thứ hai, có lệnh chém đầu hết rồi quăng xác xuống biển. Phần 33 người Hoa khác đă sang trước bên chiếc Bằng Đ̣an cũng chịu chung số phận. Tổng số có đến 108 bị chém chết rồi đem quăng mất xác. Ng̣ai ra sau đó c̣n t́m thấy một người khác trốn dưới đáy khoang. Bị phát giác, người này chạy thóat lên boong, phóng xuống biển mất tích. Ṭan bộ hàng hóa trên chiếc tàu Trung Quốc được chuyển sang chiếc Bằng Đ̣an rồi chiếc thuyền buôn được sơn lại màu đen để trông như tàu hải tặc.

 

Ngày 7 tháng 8 năm 1851, Bô Binh tŕnh sớ khác lên triều đ́nh chờ vua phán.

 

Vua Tự Đức duyệt xong liền phê như sau:

 

“Mới đây Phan Xích và Tôn Thất Thiều có dâng sớ báo việc bắt giữ tàu hải tặc Trung Hoa. Qua đó quả nhân nhận thấy chiếc thuyền này bị giữ mà không có thỷ thủ đ̣an bị bắt làm tù binh và không có ǵ chứng minh rằng thuyền này có sai phạm. Việc này khiến quả nhân quan tâm và động ḷng thương cảm. Quả nhân đă lệnh cho Bộ Binh điều tra vụ việc nhưng khi đọc tờ tŕnh đầu tiên, Bộ này cho biết tất cả đều bị giết sạch v́ chống cự , quả nhân lại càng sinh nghi thêm. Quả nhân ngần ngại chưa phê chuẩn ngay được v́ lẽ đó. “ Thế mà kết quả tờ tŕnh mới nhất của Bộ Binh cho thấy Phan Xích và đồng bọn đă ngụy tạo công lao để đ̣i được khen thưởng. Chúng là lũ giảo quyệt, tham lam và độc ác, không có chút nhân tính. Tội chúng là trọng tội! Ôi chao nghĩ đến mà quả nhân đă run lên v́ sợ và quả nhân cảm thấy đau đớn khi diễn đạt sự độc ác như thế!

 

“ Cứ tiến hành điều tra. Đưa những kẻ phạm tội ra trừng trị theo pháp triều.

 

“Trẫm ra lệnh tước hết quyền của Phan Xích và Tôn Thất Thiều, lập tức bắt giam và giao cho Pháp ti ( tức Tam Pháp ty ): ṭa tối cao chuyên xử những vụ đại h́nh ) tra xét. Về phần quan viên bên Bộ Binh, trẫm giao phó trách nhiệm điều tra mà khộng t́m ra lẽ phải. Nay tạm ngưng công tác để thẩm xét…’’

 

Sau khi tra xét từng trường hợp, ngày 18 tháng 11 năm 1851, Pháp ti kết thúc phiên xử và tŕnh bản án lên vua Tự Đức xin phê chuẩn. Vua đọc xong liền phê ngay. Bản án như sau:

 

“Lang trung Tôn Thất Thiều và Chưởng vệ Phạm Xích, đồng phạm chủ mưu vụ thảm sát bị xử lăng tŕ đến chết. Riêng Tôn Thất Thiều bị xóa tên ra khỏi gia đ́nh ḥang tộc, nay phải lấy theo họ mẹ và cải tên thành Đặng Thiều. Vợ con Thiều bị đày vào sống ở Nam kỳ và không được sống gần nhau. H́nh phạt tương tự áp dụng cho vợ con của Phan Xích.

 

“Hiệp quản Dương Cử, tội ṭng phạm, bị xử ngay lập tức và đầu bị đem bêu ng̣ai chợ làm gương.

 

“Các hộ vệ như Lê Kỳ, Tôn Thất Cầm, Tôn Thất Giá, Tôn Thất Hành, tội đốc quân th́ hành chém đầu các nạn nhân, bị án chém đầu ngay lập tức. Riêng ba người ḍng Tôn Thất bị cải tên theo họ mẹ thành Nguyễn Cầm, Lê Giá, Nguyễn Hành.

 

“Hộ vệ Tôn Thất Ân v́ chống lệnh giết người nên được miễn tố và được giữ nguyên chức vụ.

 

“ Các Suất đội như Hồ Tá Hổ, Dương Đức Bửu, và Nguyễn Tỉ, tuy không trực tiếp liên quan đến thảm sát nhưng đă không hề cưỡng lệnh, nên bị phạt mỗi người 100 trượng, phải lưu đày xa quê 3000lư. Kết quả, Hồ Tá Hổ phải vào sống ở Biên Ḥa, c̣n Dương Đức Bửu ở Gia Định, c̣n Nguyễn Tỉ th́ về Vĩnh Long.

 

“Hộ vệ Tôn Thất Chẩn, trong thời gian bị giam giữ đă cắt lưỡi nhưng không chết, được đưa đi điều trị v́ ra máu nhiều. V́ không trực tiếp chỉ huy nên được gia giảm tội bằng cách bi lọai ra khỏi hộ vệ đ̣an về nhà ngồi chơi xơi nước.

 

“Hai mươi đội trưởng cùng khỏang 70 lính trên tàu Bằng Đ̣an bị phạt đ̣n 100 trượng và bị cất chức. Riêng Đội trưởng Trần Văn Hựu v́ cưỡng lệnh nên được tha bổng.

 

“Ba thượng quan Bộ Binh là Trương Đăng Quế, Trương Quốc Dũng và Nguyễn Đ́nh Tân, có tội làm tờ tŕnh nhiều sai sót, bị treo lương một năm.

 

“Những kẻ trọng tội bị tịch thu gia sản và giao tất cả cho Phan Kỵ Kư, bang trưởng bang hội đồng hương Hải Nam để chuyển đến gia đ́nh nạn nhân hầu xóa dịu nỗi mất mát của họ, đồng thời ḥan trả lại tất cả hàng hóa lấy từ chiếc thuyền buôn.

 

“Cuối cùng cần mượn một số tiền từ phủ Thừa Thiên để lập trai đàn ở cữa sông tại Thuận An hầu phục hồi danh dự cho các vong linh. Các tội phạm bị tử h́nh tức khắc sẽ được thi hành trong ngày cùng ngày tế lễ này.

 

“Bản án này được nội các phê và vua Tự Đức chuẩn thuận ngày 7 tháng 12 năm 1851.”

 

IV.            CÁC NHÂN VẬT TRONG DI TÍCH:

 

Các Hiện Vật Có Trong Di Tích

 

Số tt

TÊN GỌI HIỆN VẬT

CHẤT LIỆU

( vải, gỗ, giấy, da)

SỐ LƯỢNG

KÍCH THƯỚC

( dài, rộng, chu vi )

Niên đại

1

Chánh điện thờ Bài vị: Thanh chiêu ứng oanh liệt 108 người chi thần vi – Sơn thỷ nhị lọai nam nữ ngũ tính cô hồn chi thần vị

Bằng vải nhũ kim tuyến

01

 

Không rơ năm

2

Bên trái: Thờ ông Phước Đức chánh thần

Bằng vải nhũ kim tuyến

01

 

Không rơ năm

3

Bên phải: Thờ Ông

Tài Bạch tinh

Bằng vải nhũ kim tuyến

01

 

Không rơ năm

4

Song chỉ

Bằng gỗ

16 cái

cao 2 mét

Không rơ năm

 

 

V.               LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC HỌAT ĐỘNG VĂN HÓA DIỄN RA TRONG DI TÍCH:

 

1.     Thời gian mở hội: 01 ngày Kéo dài trong mấy ngày : Từ 6giờ sáng đến 12giờ trưa cùng ngày.

2.     Các nghi lễ diễn ra như thế nào: Y áo khai lễ cúng tế theo phong tục tập quán Trung Hoa và lễ vật để cúng tế như: Hoa quả, Heo quay, bánh hỏi, thịt gà, cơm gà, canh bún tàu; theo tập quán của Hải Nam, trong cúng tế có bài chúc; khi tiến hành lễ tế vị Trưởng ban quản lư làm chánh tế đọc chúc văn, cử 02 người trong Ban quản lư làm bồi tế và đội sớ, các thành viên trong Ban quản lư đồng dâng hương cùng chánh tế cầu nguyện cho Quốc thái Dân an;

3.     Có tṛ chơi dân gian nào trong lễ hội không: Không tổ chức các tṛ chơi dân gian Có hát bộ không: Không tổ chức hát bộ;

4.     Sau khi cúng tế mời bà con hào lăo địa phương và đồng hương Hải Nam đến dâng hương và dự tiệc.

YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG LỜI KỂ KHẢO TẢ DI TÍCH

a.     Di tích khảo cổ: Không

b.     Di tích lịch sử: Không

c.      Di tích kiến trúc nghệ thuật:

Từ cổng chính đi vào có treo tấm biển khắc chữ CHIÊU ỨNG TỪ bằng chữ Hán tiếp theo là một sân rộng tiếp đến là tiền sảnh chính giữa có treo tấm biển ghi: NGỌAI NGỰ MAN BANG ( bằng chữ Hán ) và : ĐỨC BỊ SANG TÂN ( Dân Quốc năm 19 ) và HỮU CẦU TẤT ỨNG ( năm Canh Dần ) và đi tiếp vào gian giữa có biển để chữ VẠN THẾ VĨNH LẠI ( Canh Ngọ ) bên phải có bức liễn đề câu ÂM ĐÀN HẢI ĐẢO ( Tuyên Thống năm thứ 3 ) TÙNG THỨ LINH QUAN ( Quan Tự năm 19 ), bức liễn bên trái đề câu : ANH PHONG THƯỢNG TẠI ( Quan Tự năm thứ 18) DĨ DŨNG PHÙ NHÂN ( Quan Tự năm thứ 6 ). Về kiến trúc gỗ được chạm khắc rất tinh vi và mang phong cách nghệ thuật cổ của Trung Hoa.

d.     Danh thắng: Không

 

 

Sưu tập và biên soạn

 

Hàng Quốc Định  韓国定

Nha Trang, Việt Nam, 2011

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

***  投稿電子郵件請寄 ***

Bài vở & h́nh ảnh xin gởi về Ban Phụ Trách KHAIMINH.ORG

 

VanNgheGiaiTri@KhaiMinh.org

 

 

 

 

 

啓明网站  |  Copyright © 2004 - 2011  KHAIMINH.ORG  |  Website Disclaimer