CẢM TÁC SAU
KHI ĐỌC
“LÊN
LẦU TÂY (NHÌN VỀ QUÊ
XA)”
(Nguyên Tác)
上西樓(望鄉) 黎元
憑欄風入江樓,正深秋。
遙對火楓煙岸,靜凝眸。
歸不去,默無語,水悠悠。
還是一腔孤憤湧心頭。
*
(Âm Hán Việt)
THƯỚNG
1 TÂY LÂU
(VỌNG HƯƠNG)
Lê Nguyên
Bằng
lan phong nhập giang lâu 2,
chính thâm thu.
Diêu
đối hỏa
phong yên ngạn, tĩnh ngưng mâu.
Quy bất khứ,
mặc vô ngữ, thủy du du.
Hoàn thị nhất khang cô phẫn dũng tâm đầu.
◆
(Dịch Nghĩa)
Tựa
lan can, gió thổi vào lầu bên sông, đang lúc cuối thu.
Hướng
về phía bờ bên kia với những cây phong lửa (đỏ),
xa tít, khói mịt mờ, lặng lẽ nhìn chằm chằm.
Về
(quê) không được, im lìm không thốt nên lời, dòng nước hững hờ trôi êm đềm,
Vẫn
lại là một bầu cô đơn, buồn tức, dâng tràn tâm khảm.
◆
(Chuyển Ngữ)
LÊN LẦU TÂY (NHÌN VỀ QUÊ XA)
Lan can sông, gió vô lầu,
buổi tàn thu.
Bờ
ấy khói mờ phong lửa, lặng nhìn lâu.
Về
không nổi, còn gì nói,
nước trôi làu.
Vẫn
lại một bầu buồn tức quặn lòng đau.
◆
“Lên
Lầu Tây (Nhìn Về Quê Xa)”
là một bài
“từ” của
cố giáo sư Lê Nguyên. Bài này gồm bốn câu, viết theo điệu Thướng 1 Tây Lâu 上西樓 của
Lý Dục 李煜 (937 - 978) có qui luật bằng trắc và cách gieo vần như sau:
xBxTBB, TBB.
xTxBBTTBB.
xxT, xB T, TBB.
xTxBBTTBB.
·
B:
Bằng, T: Trắc,
x: Bằng / Trắc
đều được
·
Gieo 4 cước vận (4 bằng)
·
Gieo 3
yêu vận (2 trắc, 1 bằng)
·
Cước vận: gieo vần ở cuối câu. Yêu vận: gieo vần ở giữa câu.
Câu 1,
tác giả cho người đọc biết
là vào một
ngày cuối
thu, tác giả đang đứng tựa
lan can trên một căn lầu bên một dòng sông, cùng lúc có những
cơn gió thổi vô phòng. Như chúng
ta đã biết,
về địa
lý, Đài
Loan không có một
con sông nào lớn cả. Thế
mà tác giả
đã dùng
đến hai chữ “giang lâu 江樓” thì đây
quả là một dụng ý. “Giang Lâu”
lại là đầu
đề của
một bài thơ ngũ ngôn tuyệt cú của Đỗ Mục 杜牧 viết về chính ông ta, một du tử đang cô đơn
ở nơi đất
khách quê người. Sau khi uống rượu
Xuân một mình,
đúng lúc
dở tỉnh
dở say, ông
lên một lầu cao ngâm vịnh, cố nhìn về phía xa xăm để nhớ về quê hương và người
thân. Song, vì loạng
choạng, lẩm
bẩm do rượu
nên đã vô tình làm đàn nhạn bên bờ nước
giật mình
bay tung lên tán
loạn làm
tan rách những
đám mây trên sông. Như vậy, qua đây, tác giả
có lẽ đã dụng ý mượn
hai từ “giang lâu” này để gián tiếp cho người đọc biết
là tác giả
cũng ở tình
trạng xa quê nhớ nhà, cũng cố lên cao nhìn
xa để nhớ
về quê hương, nhớ
những người
thân thuộc…
Câu 2 và 3, tác giả đã cố định thần,
chong mắt
nhìn xuyên qua cái mờ
mịt xa thăm thẳm, để cố nhìn về phía bên kia bờ, nơi có những
tàng cây phong đỏ để rồi trầm tư thả hồn với bao ý nghĩ
của kẻ xa
quê, nhớ nhà… Qua một số câu thơ trong một số bài thơ khác của cùng tác giả, chúng ta cũng biết tác giả luôn đau đáu nhớ về quê hương, xứ
sở, quốc
gia, mong một lần trở về, như:
·
Trong bài
ngũ ngôn bát cú “歲暮怀鄉 Tuế
Mộ Hoài
Hương,” tác
giả viết bốn câu cuối buồn tha thiết khi nghe tiếng trống cuối năm:
離愁聞臘鼓,
歸夢繞桑田;
對岸茫茫處,
津亭望眼穿.
(Ly sầu văn lạp cổ,
Qui mộng nhiễu tang
điền.
Đối ngạn mang mang xứ,
Tân đình vọng nhãn xuyên.)
Lòng quê rộn trống tất niên,
Vấn vương hồn mộng về miền
ruộng dâu.
Bờ xa mờ mịt đâu đâu,
Ngôi đình trên bến chong sâu mắt nhìn.
Giáo sư Ngô
Văn Lại dịch
· Trong bài thất ngôn bát cú, “旅次書感 Lữ
Thứ Thư Cảm,” tác giả có viết hai câu
tuyệt vời khi nhìn bóng hình mình được ánh nắng
chiếu xiêu vẹo lên vách tường kế bên, chứ
không phải vách tường của chính căn phòng
mình – biểu hiện hình ảnh người lữ thứ
buồn -- rồi cảm
thán:
日移淚影投鄰壁,
風送心聲叩國門。
(Nhật di lệ
ảnh đầu lân bích ,
Phong tống tâm thanh khấu quốc môn.)
Bóng buồn nắng rọi
tường bên,
Tiếng lòng theo gió gõ rền quốc
môn.
Hàng
Quốc Trung dịch
Để rồi tác giả
trở về với thực tại,
biết mình vẫn chưa về
được, tác giả trầm buồn
đến thốt chẳng nên lời. Tác
giả nhìn dòng nước vẫn
lững lờ chảy, thời gian thì cũng
chẳng đợi một ai, vẫn tiếp tục hững
hờ trôi, tuổi đời nay đã
hoàng hôn, khiến tác giả buồn da
diết.
Câu cuối, vì nỗi nhớ quê của tác giả
quá sâu đậm, mà mỗi khi nghĩ
đến ngày về thăm cố quận,
viễn ảnh lại cứ vẫn còn xa
vời vợi, khiến tác giả cảm thấy
cô độc, bực tức mà “xuống” một câu
kết khiến người
đọc rất cảm thông:
還是一腔孤憤湧心頭。
(Hoàn thị nhất khang
cô phẫn dũng tâm đầu.)
Vẫn một bầu buồn tức
quặn lòng đau.
Lời cuối:
tác giả ngày xưa là giáo sư
chính dạy Trung Văn cho người viết
bài này thuở còn bậc trung học
ở thế kỷ trước. (*** Biết chắc
là con không thể nào hiểu hết, lột
hếy ý nghĩa của thầy muốn diễn
đạt, thậm chí còn có nguy cơ
hiểu lệch ý không chừng, nên kính mong
thầy ở thế giới bên kia thông
cảm, và cười xí xoá cho một
học trò cũ thuộc hạng cỡ trung
bình trừ, thầy nhé. ***)
Hàn Quốc Trung 韓國忠
二零二五年 三月六日於美國,加利福尼亞州,洛杉磯
|