日暮鄉關何處是
湮波江上使人愁
“Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.”
-Thôi Hiệu-
( Trời tối, quê hương nơi nào nhỉ?!
Khói
sóng trên sông khiến ai sầu! )
Tôi c̣n nhớ hồi học Phổ
thông, tuy vẫn ngồi trên chiếc ghế trong pḥng học
của trường Khải Minh ở Nha Trang, rất
thích thú hai câu thơ này.
Sáng tác văn chương, hay viết
ra những vần thơ bộc lộ tâm hồn con
người, nhằm góp một bông hoa vào vườn
hoa cuộc sống đầy nghệ thuật là một
việc làm đầy ư nghĩa. Hồi c̣n nhỏ, tôi
rất thích vơ thuật chùa Thiếu Lâm ở Trung Quốc,
từ chỗ đó, thích học chữ Hán, rồi
nghiên cứu qua tư tưởng các triết gia, cho tới,
những “tao nhân mặc khách”, những “giang hồ lăng
tử”, những vần thơ Đường tuyệt
hảo của những thi nhân sáng ngời tên tuổi,
và cả những anh hùng đầy nhiệt huyết
như “Nỗ Nhĩ Cáp Xích” người sáng lập ra
đời Hậu Kim, mở đầu thời Đại
thanh sau này.
Đọc tất cả những vần
thơ đó, những tâm hồn đó, như khiến
ḿnh lạc vào ḍng sông đầy thơ mộng, với
ánh trăng sáng ngời lấp lánh giữa màn đêm huyền
ảo. Có những số phận khi sinh ra gặp biết
bao điều trắc trở, cuộc đời
như cánh hoa rơi trôi dạt giữa ḍng đời,
sóng cuộn gió lùa không biết đâu là bờ bến!
Có những số phận cả đời tận tụy
cống hiến cho xă tắc, nhưng đến tuổi
xế chiều vẫn cảnh hẩm hiu tẻ nhạt
lại bị hàm oan chết uổng như danh tướng
Viên Sùng Hoán đời Minh dưới thời Sùng Trinh.
Hoặc có những chàng trai “mười năm đèn
sách”, “lều chơng lên kinh” mong có ngày “cá chép vượt
long môn” để thi triển hùng tài, an bang tế thế.
Hay những cuộc t́nh trường đẫm lệ,
những buổi chia ly nức nỡ năo nề, những
thiếu nữ nơi khuê pḥng “giọt sầu thêu áo”
cho những t́nh nhân chốn xa trường với “súng
đạn ngút trời” biết đâu là ngày về
đoàn tụ!? Nhiều lắm, nhiều lắm. Khi
trái đất này vẫn tṛn th́ cảnh đời vẫn
c̣n măi những trái ngang; khi sông chảy ngược ḍng
mới không c̣n cảnh lữ thứ xa quê; Khi mặt
trời mọc sáng chói về đêm và ánh trăng tỏa
dịu ban ngày th́ khi đó đời người sẽ
không c̣n khổ lụy!
Được vậy chăng? Nếu được như
thế th́ những vần thơ tuyệt hảo của
Lư Bạch, Đỗ Phủ
không c̣n chỗ đứng; Những âm hưởng lên
tiếng khóc thương cho dân khổ trong bài Trường
Hận Thi của Bạch Cư Dị sẽ không c̣n
đất dụng vơ.
Thật vĩ đại, Trung Hoa --
một nền tư tưởng hùng vĩ trải suốt
nhiều ngh́n năm, những vần thơ bất hủ
của Lư, Đỗ, Bạch vẫn cuộn theo ḍng
Hoàng Hà, Trường Giang chảy miên man bất tận.
Cho đến giờ, nhiều bài
thơ Đường rất hay, có những bài mang khí
khái trầm hùng của người quân tử lo nghĩ
về quốc gia đại sự, có những bài diễn
bày ra trước mắt những quang cảnh tráng lệ
huyền ảo, có những bài khi ngâm lên như khúc nhạc
du dương khiến rung động người lữ
thứ xa quê, cũng có những bài bộc lộ lên niềm
u hoài thiên cổ của thi nhân khi ư chí bất thành… Tuy
nhiều đến thế, nhưng không hiểu sao hai
câu này trong bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” nổi
tiếng nhất của Thôi Hiệu (704-754) người
ở Biền Châu, đỗ tiến sĩ năm Khai
Nguyên thứ 11, lại có
âm hưởng vang vọng trong tâm cảm của tôi nhất.
Những lúc nhàn tản, dạo bộ
trên vỉa hè công viên Yến Phi cạnh biển Nha trang,
trên bờ cỏ xanh lao xao trong tiếng sóng ŕ rào, cùng với
làn gió vi vu mát dịu, trong tôi óc tôi lại xuất hiện
hai vần thơ trên, như gợi lại những nỗi
niềm của người lữ thứ xa quê.
Xa quê, tại sao lại xa quê, trong
khi người dạo bước lại được
sinh ra ngay quê hương của chính ḿnh? Vậy th́ quê
hương họ chính thức ở đâu? Có gắn
kết ǵ với “khói sóng trên sông” mà khiến tâm hồn
người đó phải u sầu?!
Đối với bất kỳ ai cũng
đều cho rằng quê hương là nơi ḿnh
được sinh ra và lớn lên trong t́nh thương
chở che của đấng sinh thành, là nơi “Chôn
nhau, cắt rốn” của ḿnh. Cho nên dù hoàn cảnh
mưu sinh đây đó, ai nấy cũng đều
luôn nhớ đến quê hương của chính ḿnh và
luôn mong muốn được đóng góp những món
quà đầy ư nghĩa cho quê hương. Đấy
chính là nghĩa của cao đẹp mà hiếm thấy
ai phản đối. Nhưng, chúng ta đă bỏ sót một
quê hương đầy thơ mộng, không phải
quê hương trên bước chân men theo bờ đê
băi cỏ hay bụi chuối lung lay theo gió sau hè, mà quê
hương này vượt cả không gian và thời
gian, không bị bất cứ những trở lực
nào ngăn cản, nó cứ măi miết êm đêm chảy
suốt không kể ngày đêm. Đó chính là quê
hương của Tư tưởng.
Quê hương mỗi người
giàu đẹp và thơ mộng, chỉ khi nào tư
tưởng trong tâm hồn người ta cảm thấy
thơ mộng và giàu đẹp. V́ một khi tư
tưởng ḿnh tươi đẹp, chính là kim chỉ
nam định hướng một cuộc sống
tươi đẹp, dù người đó sống
trong hoàn cảnh nào, địa vị nào, làm những
công việc nào mà tư tưởng không cảm thấy
thanh nhă th́ khó mà t́m lấy hạnh phúc vui tươi
ngay vùng đất quê hương của chính ḿnh.
Vậy th́ làm thế nào để có
một quê hương tâm hồn thực sự đầy
lạc quan và hạnh phúc. Điều đó không phải
chỉ nói suông như các hủ nho “bàn việc binh trên
giấy”, mà phải trăi qua những đau khổ của
cuộc đời, thấu hiểu được những
khao khát hạnh phúc của đồng loại, và chia sẻ
niềm hạnh phúc của ḿnh có được cho những
trái tim bất hạnh trong cuộc sống đang t́m
kiếm niềm vui, th́ đó chính là quê hương tâm hồn
đầy tao nhă.
Đến đây, chắc ai cũng
hiểu và thông cảm cho Bạch Cư Dị, không biết
ông ta viết “Trường Hận Ca”
để làm ǵ? Sau giọng điệu thê lương
buồn thảm, liệu ông ta có cảm thấy vui
không khi trút được nỗi buồn trong ḷng qua
những vầng thơ chan chứa đầy ư nghĩa.
Và ông Bạch lại muốn làm chim trời liền
cánh, và dưới đất cây nhánh liền cành. Vậy
ai có thể giải thích được nỗi hận
ǵ của tác giả Bạch mà đến nỗi “trời
cao đất dày có lúc tận, c̣n hận này măi măi không
ngày dứt?”
Bốn
câu kết:
在天願作絲翼鳥
在地 願為聯李枝
天長地久有時盡
此恨綿綿無絕期
“Tại thiên nguyện tác ty dực điểu
Tại địa nguyện vi liên lư chi
Thiên trường địa cửu hữu
thời tận
Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ.”
Trích Trường Hận Ca ( 長恨歌 ) của Bạch
Cư Dị ( 白居易 )
Hoàng Minh 黄明
Nha Trang, Việt Nam, Lễ Tạ Ơn 2009
|