Năm ngoái trong dịp Tiết Thanh
Minh mẹ tôi đi vô Sài Gòn cúng bà ngoại tôi ở Chùa
Nam
Phổ Đà thuộc quận 11. Lúc về mẹ tôi buồn
buồn nói với tôi: Mẹ vừa mới đưa
tiễn bà ngoại con về quê rồi! Tôi ngạc
nhiên: Làm sao mà đưa ngoại đi được?
Mẹ tôi nói là bà ngoại đã qua đời hơn 50
năm rồi, ngôi chùa mà tro cốt được gửi
tổ chức đưa các hủ tro cốt ra Vũng
Tàu và niệm kinh cầu siêu và rải tro xuống biển
để theo dòng nước biển về quê ở Hạ
Môn, Phúc Kiến…Tôi cũng bị tâm trạng buồn bã
của mẹ lây sang, nhưng nghĩ lại cũng nên
làm vậy thôi, mẹ tôi dạo này tuổi đã lớn,
mỗi năm trước Tiết Thanh Minh đều
lụm khụm vô tận Sài Gòn cúng kiếng. Cách làm này
cũng hay, sau hơn 80 năm lưu lạc nơi xứ
người, bà ngoại nay đã về lại thôn xóm
bên quê nhà ở Trung Quốc xa xôi hơn 3000 cây số.
Trước đây các gia đình
đều có 8-10 người con, khi song thân qua đời
không có người này thì cũng có người kia
chăm sóc mồ mả, ngày giỗ cúng kiếng chu
đáo. Nay đa số các gia đình chỉ có 1-2 đứa
con, ai dám chắc sau khi qua đời con mình sẽ lo
chu tất cho mình? Có thể con mình đi làm xa hoặc
di chuyển đến ở nơi khác, hoặc có một
lý do nào đó bỏ bê mộ phận của mình cỏ
mọc không nhìn thấy bia đâu. Cháu của mình chắc
gì biết đến mình hoặc chăm sóc mồ mả
cho mình? Thường con cháu có ở với mình mới
có tình thân sâu nặng, khi cha mẹ mình qua đời sớm
hay không có ở chung với cháu, điều chắc chắn
là cháu sẽ không mấy mặn mà với ông bà. Cho nên
hiện nay nhiều người chọn giải pháp là
hỏa thiêu rồi gừi chùa hoặc gửi nơi
nào đó có người chăm sóc chung. Mặc dù có cảm
giác bất kính nhưng đây cũng là một giải
pháp cần suy nghĩ.
Cuộc đời như cơn gió
thoảng, chúng ta bước vô cuộc đời thì cũng
phải đến ngày nói lời giã biệt. Điều
cần thiết là chúng ta sống những năm tháng
đáng sống, có ý nghĩa và sau đó trở về
cát bụi cũng mĩm cười an
vui…
Vương
Vĩnh Hiệp 王永协
Nghiên cứu sinh Tiến Sĩ
Kinh tế
Nha Trang, Việt Nam, Ngày 02/04/2011
|