Vừa
rồi tôi có đọc một bài báo phỏng vấn một
anh viên chức nhà nước ở Việt Nam, trong bài
báo có đoạn nói anh này bày tỏ tấm ḷng là sau giờ
làm việc ở cơ quan anh ta muốn về nhà ngay,
tránh hết tất cả các cuộc chè chén với
đồng nghiệp, bạn bè. Mục đích là giữ
tấm gương tốt cho con của anh ta. Đây là
trường hợp đáng tán thưởng khi người
cha biết nhận thức việc ảnh hưởng
của ḿnh đối với con cái trong môi trường
sống và làm việc ở Việt Nam.
Thật
vậy, chúng ta có thể thấy sau giờ làm việc,
thậm chí chưa hết giờ làm việc – từ
4-5 giờ chiều từ các thành phố lớn của
Việt Nam: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài G̣n… cho
đến cả cả những thành phố nhỏ,
những vùng nông thôn hàng quán đông nghịt các đấng
mày râu c̣n nguyên cả đồng phục cơ quan hay doanh
nghiệp tụ tập nhậu nhẹt. Họ ḥ hét,
huênh hoang, khoe khoang hoặc nói xàm chẳng đâu vô
đâu đến tối mịt mới loạng choạng
về đến nhà. Lúc đó con cái đă đi ngủ
sau những giờ phút làm bài tập, xem TV và mắt sụp
xuống, đầu gục gật chờ đợi
người cha về…
Thường
con cái hay bắt chước người cha, chúng ta có
thể thấy nhiều gia đ́nh có con cái theo nghề
nghiệp hoặc lĩnh vực chuyên môn của cha. Từ
bé người con xem cha ḿnh như thần tượng,
thấy cha cái ǵ cũng giỏi cũng hay và làm theo –nhiều
khi cái xấu cái dở người con cũng không biết
mà học theo luôn. Khi có cha tối tối xem bài tập
con làm có đúng không, kể những câu chuyện có tính
giáo dục cho con nghe, hướng cho con đọc loại
sách nào, nghe loại nhạc ǵ, dạy dỗ con nên
người, biết phân biệt phải trái tốt xấu…rồi
khi con lớn lên cố vấn cho con học đại
học chuyên ngành ǵ, rồi định hướng cho
con đi ra ngoài xă hội làm việc ngành nghề ǵ…
Thật
không c̣n ǵ hạnh phúc hơn khi những người
con có người cha d́u dắt từ khi c̣n bé cho đến
khi trưởng thành!
NCS
Tiến Sĩ Kinh Tế - Vương Vĩnh Hiệp 王永协
Nha Trang, Việt Nam, 18.06.2010
|