28/12/2005
Las Vegas - 29/12/2005 Los
Angeles - 30/12/2005 Long
Beach
Trên
đường bay đi L.A.
máy bay đáp xuống sân bay Salt Lake City
để chuyển máy bay khác.
Có một công ty Hoa Kỳ đang cung cấp hàng
cho công ty chúng tôi có trụ sở ở Salt Lake City. Tiếc là không có thời gian
để ghé thăm họ.
Từ trên máy bay nh́n xuống hồ nước mặn
nổi tiếng của Hợp chủng Quốc một
màu đỏ âu.
Đến
sân bay L.A.
lúc 12:30 trưa. Trong khi chờ
lấy hành lư th́ Tô Kỳ Xương và Long Trạch
đến. Kỳ
Xương và Long Trạch đều là bạn học
với tôi từ lớp Mẫu giáo ở Trường
Khải Minh. Kỳ
Xương vẫn cá tánh như xưa, cười nói
huyên thuyên, c̣n Long Trạch trầm tỉnh hơn. Cả hai qua Mỹ trong thập
niên 80 của thế kỷ trước. Nh́n hai người bạn thân
tôi chợt nhận ra chúng tôi đă già cả rồi, có
thể khi xưa gặp nhau quen nh́n nét vẻ hồn
nhiên của tuổi thơ ấu. Nay sau bao năm lăn lộn , bôn ba cho sự nghiệp và gia
đ́nh, nh́n lại tuổi thanh niên không biết đă
vụt đi khi nào. Cả
ba nh́n nhau phá ra cười ha hả và vỗ vai kéo nhau
ra băi đậu xe.
Ghé
vô thành phố L.A. ăn tô ḿ và tạt qua nhà Kỳ
Xương lấy vài món lặt vặt, chúng tôi lên
đường đi Las
Vegas tiếp.
Chuyến đi có vẻ gấp rút v́ chúng tôi muốn
trở về L.A.
trước ngàyTết.
Trên đường đi chúng tôi say sưa kể
chuyện về thuở thơ ấu, thời “ma quỷ”của
tuổi học tṛ. Tôi nhớ
như in có một lần khoảng năm 1980, tôi và Kỳ
Xương rủ nhau đi Băi Tiên ( ở
khu Ba làng ) chơi. Cả
hai chỉ đủ tiền mua một ổ bánh ḿ
không để ăn sáng và ăn
trưa. Đèo nhau đi bằng
xe đạp, đến nơi nắng gay gắt khiến
cả hai mệt nhoài, lóng ngóng tay chân thế nào mà ổ
bánh ḿ duy nhất cho cả hai ăn cả ngày bị
rơi xuống biển. Kỳ
Xương nhảy xuống biển vớt lên th́ ổ
bánh ḿ đă mềm nhủng.
Những trận cười sặc sụa từ
câu chuyện do Kỳ Xương kể, những câu
chuyện gợi lại kỷ niệm ngọt ngào khiến
cho thời gian chạy xe không cảm thấy quá lâu.
Đến
Las Vegas
đă hơn 7h tối.
Chúng tôi hẹn Phan Tài Lợi gặp nhau ăn
cơm ở nhà hàng Kim Long.
Tài Lợi là con trai tiệm chụp h́nh Tín Mỹ ở
đường Độc Lập. Chúng tôi học chung từ lớp
4 ở trường Khải Minh. Hơn 26 năm không gặp
nhưng tôi chắc rằng nếu gặp nhau t́nh cờ
ở ngoài đường, tôi vẫn nhận ra Tài Lợi. Anh chàng vẫn không có thay
đổi ǵ nhiều. Tối
hôm đó chúng tôi đi Casino chơi đến gần
1h sáng mới về nhà Tài Lợi ngủ.
Từ
một sa mạc hoang vu , qua bàn tay và
khối óc con người đă biến Las Vegas trở
thành một thành phố tuyệt đẹp, phồn thịnh. Gần như ở đâu cũng
nh́n thấy ṣng bài, khách sạn và điểm vui
chơi giải trí. Nhiều
công tŕnh kiến trúc kỳ vĩ, lạ mắt mô phỏng các
thành phố nổi tiếng trên thế giới thu hút rất
nhiều du khách đứng ngắm nh́n ngẩn
ngơ. Tôi rất tiếc
là phải quay về lại L.A., tự nhủ lần
sau sẽ sắp xếp ở lại Las Vegas chơi
lâu hơn để viếng thăm hết tất cả
cảnh đẹp của Las Vegas.
Về
đến nhà Ngụy Chí Phát ở
Wesminter đă là 4h chiều.
Chí Phát cũng là bạn học cùng lớp với
tôi, Kỳ Xương, và Long Trạch. Tôi vẫn c̣n nhớ lúc đi
học nhờ có Chí Phát cho tôi mượn bộ Tam Quốc
Chí đọc, nếu không với thời buổi khó
khăn lúc đó cuả tôi, tôi sẽ không bao giờ có
dịp đọc được bộ sách nổi tiếng
này. Tối hôm đó Chí
Phát mời chúng tôi ăn cơm ở Nhà Hàng Như Ư; một
điều thú vị là hôm đó có Ca sĩ Tuấn Vũ
hát trên sân khấu của nhà hàng.
Orange
County đúng
là mệnh danh Little Saigon. Sáng hôm sau Chí Phát đưa
đi uống café. Vừa
vô quán là gặp ngay người Việt, thậm chí gặp
ngay người Nha Trang khi xưa ở gần nhà
tôi! Vô Siêu Thị Phước
Lộc Thọ cảm giác ở Việt Nam càng tăng
hơn nữa, nhưng Siêu thị Phước Lộc
Thọ có lẻ xây dựng đă lâu nên không c̣n vẻ mới
mẻ và sang trọng (chỉ viết thật ḷng). Toàn bộ hàng hoá, thực phẩm
hầu như chỉ phục vụ người Việt
và chỉ có người Việt kinh doanh ở
đây. Đi dạo một
ṿng chúng tôi lại gặp người quen và lại là
người Nha Trang bán hàng trong Siêu thị.
Chiều
hôm đó chúng tôi đến nhà Cô của Ngọc Mỹ
tại thành phố Long
Beach tạm trú. Tối đến anh Tưởng
Tài Lực đến chở lại nhà anh Huỳnh Thế
Cường tṛ chuyện.
Đến nơi đă thấy Thầy Hàn Quốc
B́nh, anh Vân Đại Châu, anh Diệp Bảo Giai, anh
Thái Kế Lập. Một
lúc sau anh Hàn Quốc Trung, em trai cuả Thầy B́nh, mới
đến. C̣n anh
Vương Tuy Thâm th́ bị bận việc nên không
đến được.
Từ
năm 1963 gia đ́nh tôi từ Chợ Lớn dọn ra
Nha Trang ở. Nhà tôi nằm
trong một con hẻm nhỏ ở đường Quốc
Lộ 1 gần bến xe Ninh Hoà. Trong khu xóm đó đă để
lại cho tôi rất nhiều kỷ niệm êm đềm
thời thơ ấu. Nhà
của gia đ́nh Thầy Hàn Quốc B́nh đối diện
nhà tôi. Tôi chỉ nhớ
Thầy khi dạy tôi môn bàn tính, và h́nh như Thầy ít
khi ở nhà trong hẻm đó.
Từ nhỏ tôi có chơi với anh Hàn Quốc Bửu
– em út của Thầy B́nh.
( thực chất là anh Bửu
chơi thân với các anh tôi v́ tuổi tôi chênh lệch với
các anh khá nhiều ).
Tháng
5 năm 2005 khi tôi liên lạc được với anh Hàn Quốc Trung, trong lúc t́nh cờ
nhắc đến chỗ ở cũ hai anh em mới
phát hiện ra là hàng xóm láng giềng với nhau suốt
mười mấy năm!
Thế giới thật kỳ diệu, mặc dù
anh Trung lớn tuổi hơn tôi nhiều và khi trước
chỉ chơi với 2 người cậu của
tôi. Nhưng anh nhắc lại
những kỷ niệm xưa khiến tôi bồi hồi
xúc động: anh hay qua
nhà tôi chơi và nghe nhạc của các ca sĩ
Huỳnh Thanh Nguyên, Thanh Sơn…
***
* * *
越南情歌 *** Nắng Chiều (Lời
Hoa)
Ca sĩ Huỳnh Thanh Nguyên 黄清元
Lúc
đó nhà tôi là nơi tụ hội của những
người thích nghe nhạc và đọc truyện: luôn có những đĩa nhạc
mới thịnh hành của các ca sĩ Đài Loan và
Hongkong và những bộ truyện mới nhất từ
các nguồn cộng đồng người Phước
Kiến ở đường Quốc lộ 1 và từ
Chợ Lớn sưu tập về.
Hôm
đó gần 1h sáng tôi mới về Long Beach. Ở nhà anh Cường chúng
tôi bàn luận về vấn đề mở trường
và dạy học tiếng Hoa cho con em Nha Trang. Việc có được miếng
đất đủ rộng ở trung tâm thành phố
để
xây trường là một vấn đề
lớn. Tôi thầm biết
ơn và xúc động đối với tấm ḷng
nhiệt t́nh và t́nh cảm của các anh đối với
việc phát huy và duy tŕ ngôn ngữ Trung Hoa. Dù trước mắt chúng ta
có nhiều việc chưa thể làm ngay được
, nhưng với tinh thần và ư chí kiên định
của mọi người, tôi tin rằng mục tiêu
và chí hướng chung của mọi người sẽ
có ngày được thoả nguyện.
|